Tiết kiệm hay đầu tư để có tiền tỷ ở tuổi 20?
Chỉ cần có đáp án cho 3 câu hỏi này chắc chắn bạn đã sẵn sàng bước vào
thị trường.
Tiết
kiệm Đây là hình
thức giữ tiền truyền thống và an toàn. Khoản tiền tiết kiệm sẽ không giảm
theo thời gian nếu bạn không rút, mang lại sự an tâm. Đồng thời đây là con
đường giúp mọi người đạt được mục tiêu cá nhân đúng thời gian nếu họ gửi đúng
số tiền mỗi tháng vào ngân hàng. Tỷ lệ rủi ro
thấp đồng nghĩa với khả năng sinh lời thấp và bạn khó có thể tự do tài chính
về lâu dài trong tương lai. Do lạm phát, số tiền tiết kiệm sẽ giảm giá trị
mỗi năm. Nếu gửi ngân hàng và có tiền lãi, số này có thể bù đắp một phần tác
động tiêu cực của lạm phát. Song lãi suất hiếm khi theo kịp tốc độ của lạm
phát. |
Đầu
tư Là việc mua
một loại tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, nhà đất, vàng, ngoại tệ, chứng
khoán hay bất động sản với kỳ vọng giá trị của tài sản có thể sẽ tăng theo
thời gian, từ đó tạo ra lợi nhuận. Các hình thức đầu tư này nếu thành công sẽ
lại nguồn lợi nhuận hấp dẫn. Tuy nhiên khả
năng sinh lời cao sẽ đi cùng với nhiều rủi ro hơn. Đôi khi giá đầu tư có thể
giảm ngay trước khi người đầu tư cần tiền, điều này có thể khiến mọi người bị
ràng buộc về mặt tài chính. Khi đó bạn buộc phải trì hoãn mục tiêu cho đến
khi các khoản đầu tư tăng giá trị. |
Vì thế tiết kiệm hay đầu
tư luôn là câu hỏi khó, nhưng không có nghĩa là không có câu trả lời. Quyết
định này sẽ phụ thuộc vào định hướng tài chính và mục tiêu trong tương lai của
mỗi người.
Trả lời 3 câu hỏi này trước khi chọn đầu
tư
1. Bạn đã có quỹ khẩn cấp chưa?
Khi quyết định
giữa việc tiết kiệm hay đầu tư, trước tiên hãy kiểm tra bạn đã có đủ quỹ dự
phòng chưa. Đa số chúng ta có thể tiết kiệm để mua chiếc Iphone hay du lịch một
chuyến châu Âu. Song không phải ai cũng nghĩ đến việc để dành tiền cho những
tình huống bất ngờ như dịch bệnh, thất nghiệp hay đau ốm...
Điều này khiến bạn
bị động khi gặp những tình huống bất ngờ trong cuộc sống.
Theo CNBC, số tiền cho một quỹ dự phòng tùy thuộc vào mức độ
đảm bảo công việc và thu nhập của bạn, trung bình khoảng 3-6 tháng lương.
Việc thực hiện một
quỹ dự phòng không chỉ để bạn sử dụng khi có tình huống khẩn cấp, đôi khi có
thể giúp bạn hạn chế việc gánh thêm nợ. Tiết kiệm cho loại quỹ cơ bản là hình
thức thực tập để bạn tiết kiệm cho các mục tiêu tài chính lớn hơn.
2. Nếu đầu tư, bạn có sẵn sàng
để tiền của mình một chỗ từ 2-5 năm, thậm chí lâu hơn không?
Nếu có mục tiêu
tài chính dài hạn, bạn cần xem xét nhiều yếu tố trước khi quyết định phân bổ số
tiền mình có được.
Nếu một tài khoản
tiết kiệm có lãi suất thấp hơn mức lạm phát, sức mua của đồng tiền giảm, thậm
chí còn mất đi. Khi lãi suất tiền gửi không tăng cùng vớitỷ lệ lạm phát,
điều đó có nghĩa là bạn đang mất tiền.
Tại thời điểm này,
bạn nên đầu tư tiền của mình vào lĩnh vực ít rủi ro.
Nếu như không chấp
nhận đánh cược rủi ro, bạn hoàn toàn có thể để tiền kiệm, sẽ tốt hơn cho các
mục tiêu dài hạn nếu như đã có sẵn quỹ dự phòng.
Scott Cole, nhà
sáng lập ColeFP and Wealth Management đã từng nói rằng câu trả lời cho việc nên
đầu tư hay tiết kiệm phụ thuộc vào việc bạn có thế chấp nhận loại rủi ro nào
với số tiền bạn bỏ vào.
3. Bạn có đủ sức để vượt qua
những thăng trầm của biến động thị trường?
Câu hỏi này để xác
định bạn đã có kế hoạch gì nếu gặp phải rủi ro. Nếu nghĩ rằng bạn sẽ cần tiền
trong thời gian ngắn hạn (dưới 2-3 năm), hãy tránh đầu tư vì có thể bạn sẽ phải
gánh thêm rủi ro nếu đưa tiền vào thị trường. Thay vào đó, bạn hãy bổ sung tiền
vào khoản tiết kiệm đang có của mình để đảm bảo an toàn hơn.
Đối với mục tiêu
dài hạn cho phép bạn chấp nhận rủi ro, hãy học cách đầu tư. Các chuyên gia
khuyến nghị rằng, nếu có mục tiêu tài chính dài hạn (khoảng 10 năm) bạn hoàn
toàn có thể quyết liệt đầu tư để loại bỏ những rủi ro mà mục tiêu ngắn hạn có
thể tác động.
Nếu đường đi của
bạn dài hơn, bạn có thể đối phó với sự biến động. Điều bạn cần tránh là đừng để
tiền của mình phải chịu rủi ro khi bạn đang thực sự rất cần tiền.
Nếu đã xem và trả lời
"KHÔNG" cho bất kỳ câu hỏi nào trong số này, bạn có thể chưa sẵn sàng
để bắt đầu đầu tư thay vào đó hãy tập trung vào tiết kiệm. Tiết kiệm cuối cùng
lại là bước đi đầu tiên để đầu tư vì nếu không có nó bạn sẽ không sẵn sàng chấp
nhận rủi ro khi đưa tiền vào thị trường.
Công nghệ 4.0 với tài chính cho thế hệ gen Z, các bạn có thể tham khảo các ứng dụng giúp bạn tiết kiệm và đầu tư tùy theo điều kiện bản thân. Dù bạn xuất phát ở hoàn cảnh nào, nhưng nếu càng sớm thì càng nhanh đạt thành tựu.
- Infina - Nền tảng đầu tư và tích lũy cho mọi người => https://bit.ly/3jevnHa
- Finhay - đầu tư, tích lũy vừa và nhỏ => https://bit.ly/2WVvRph