Thư giãn

Hòa mình với thiên nhiên

Yoga

Tâm trí bình an, sáng suốt...

Niềm vui trẻ thơ

Cuộc sống tươi đẹp

Nào ta cùng tập

Sức khỏe là vàng

Có sức khỏe là có tất cả

...MAKE THE LIFE BETTER...

Thứ Ba, 3 tháng 5, 2022

8 thói quen cần bỏ nếu bạn không muốn nghèo mãi

 

8 thói quen cần bỏ nếu BẠN không muốn nghèo mãi

Những thói quen độc hại này có thể âm thầm ảnh hưởng tới tài chính của bạn. Ngừng ngay lập tức và sửa đổi để giúp hành trình tự do và thoải mái tiền bạc của bạn tới gần hơn.

Bạn là người biết cách chi tiêu nhưng vẫn không thể tiết kiệm tiền? Lúc nào cũng cảm thấy việc mua một chiếc ô tô và ngôi nhà là điều xa vời với thức tế. Thực ra, bạn chỉ đang áp dụng sai phương pháp, việc tiết kiệm không quá khó.

Ngoài việc có thói quen tiết kiệm, nắm rõ dòng tiền và chi tiêu của mình, bạn cũng phải quyết tâm bỏ "8 tật xấu" này ngay từ bây giờ thì mới dễ dàng trở thành người giàu có.

1. Luôn di chuyển nơi ở

Luôn di chuyển sang một nơi ở mới vì thấy khó chịu với những điều nhỏ nhặt? Việc chuyển nhà cứ sau một, hai năm thực sự là một khoản chi phí rất lớn và phụ trội. Ngoài chi phí tự chuyển nhà, đôi khi còn phải sắm sửa đồ đạc mới, thay đổi địa chỉ gửi thư… Tất cả những thứ đó đều khiến bạn tốn thêm chi phí và thời gian.

2. Không có tài khoản để "tiết kiệm tiền"

Việc có một tài khoản “chuyên dùng để tiết kiệm” là điều rất quan trọng. Khi nhận lương hàng tháng, bạn sẽ chuyển ngay số tiền tiết kiệm theo mục tiêu vào tài khoản, như vậy mới có thể đạt được hiệu quả. Không có “tài khoản tiết kiệm” mà chỉ sử dụng tài khoản lương, không những dễ tiêu quá ngân sách mà còn khiến bạn thường xuyên mua sắm bốc đồng.

Một số kinh nghiệm tiết kiệm: InfinaFinhay Tichluy, Momo, ...

3. Thích những bữa tiệc sôi động

Luôn gọi cho bạn bè vào cuối tuần hoặc sau khi tan sở? Xem phim, ca hát, ăn uống,… Các khoản chi tiêu “giải trí” có thể là thủ phạm đốt một số tiền lớn trong ví của bạn. Nên sắp xếp một số hành vi tiết kiệm tiền, chẳng hạn như các hoạt động giải trí miễn phí, đi bộ trong công viên,... thay vì tốn tiền vào các cửa hàng sang trọng.

4. Thanh toán hóa đơn không phải bằng tiền mặt

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi mọi người tiêu dùng bằng tiền mặt, cảm giác sẽ "đau đớn" hơn. Điều này khiến bạn phải chú ý hơn đến số dư trong ví mỗi khi thanh toán, từ đó kiềm chế ham muốn chi tiêu bốc đồng của mình.

Nhưng nếu thẻ tín dụng khiến bạn vô tình quẹt thẻ, thì bạn phải thanh toán hóa đơn vào tháng sau nên cảm giác đó thường tới rất chậm. Cố gắng thanh toán bằng tiền mặt và bạn chỉ có thể tiêu tiền trong ví của mình, kiểm soát bản thân không được quẹt thẻ thẻ tín dụng mọi lúc.

Nên dùng những thẻ có nhiều lợi ích, phù hợp nhu cầu và quan trọng nhất là phải thanh toán đúng hạn. Nếu không, lãi suất thẻ tín dụng sẽ dìm chết bạn. Một số thẻ tín dụng tham khảo: NEO

5. Có quá nhiều tài khoản

Cố gắng hủy bỏ hết các tài khoản không sử dụng. Bạn chỉ nên có 1 tài khoản chi tiêu, 1 tài khoản tiết kiệm để "làm chủ" trạng thái chi tiêu một cách hiệu quả. Nghiên cứu của Mỹ cho thấy những người chỉ có một tài khoản có thể rút tiền sẽ chi tiêu ít hơn 10%.

6. Bạn luôn muốn ăn mừng khi được tăng lương

Bạn có mua cho mình quần áo và túi xách mới với lý do được tăng lương không? Tăng lương là tiết kiệm nhiều hơn chứ không phải chi tiêu nhiều hơn. Ngoài ra, bạn có mời bạn bè đến ăn mừng không? Thật tuyệt khi được tăng lương, nhưng sợ rằng cách làm này sẽ chỉ khiến bạn bè của bạn nghĩ người đầu tiên cần tìm đến là bạn khi họ thiếu tiền. Vì vậy tốt hơn hết bạn nên giữ thái độ bình thản vào những lần được tăng lương.

7. Không có cảm giác khủng hoảng?

Một số người sẽ đặt câu hỏi tại sao phải tiết kiệm tiền? Nếu tôi làm việc chăm chỉ và kiếm được thu nhập hàng tháng và không có nợ, không muốn mua một chiếc xe hơi hoặc một ngôi nhà, thì tiết kiệm tiền có ích gì?

Nếu bạn từng có những suy nghĩ như vậy, điều đó có nghĩa là cảm giác khủng hoảng của bạn cần được củng cố! Vì bất kỳ ai cũng có thể đột ngột bị mất việc, bị tai nạn xe cộ, gặp rủi ro trong cuộc sống. Đây là những "thời điểm khẩn cấp" khi đột ngột cần tiền và đợi cho đến khi bắt đầu tiết kiệm thì đã không còn kịp nữa.

8. Không thể "xuống cấp" cuộc sống

Bạn có thể nghĩ rằng nhiều chi phí sinh hoạt là "nhu cầu thiết yếu", nhưng chúng thực sự là "xa xỉ". Ví dụ, không uống Starbucks mỗi ngày để tự pha cà phê. Hãy thử liệt kê một số khoản chi tiêu trong cuộc sống mà bạn có thể loại bỏ hoặc hạ thấp xuống, sẽ thấy rằng mình ngày càng tiết kiệm được nhiều hơn.


Theo Hồng Nhung

Nhịp sống Việt

Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2022

Tiết kiệm VS Đầu tư

 

Tiết kiệm hay đầu tư để có tiền tỷ ở tuổi 20? 

Chỉ cần có đáp án cho 3 câu hỏi này chắc chắn bạn đã sẵn sàng bước vào thị trường.

Tiết kiệm

Đây là hình thức giữ tiền truyền thống và an toàn. Khoản tiền tiết kiệm sẽ không giảm theo thời gian nếu bạn không rút, mang lại sự an tâm. Đồng thời đây là con đường giúp mọi người đạt được mục tiêu cá nhân đúng thời gian nếu họ gửi đúng số tiền mỗi tháng vào ngân hàng. 

Tỷ lệ rủi ro thấp đồng nghĩa với khả năng sinh lời thấp và bạn khó có thể tự do tài chính về lâu dài trong tương lai. Do lạm phát, số tiền tiết kiệm sẽ giảm giá trị mỗi năm. Nếu gửi ngân hàng và có tiền lãi, số này có thể bù đắp một phần tác động tiêu cực của lạm phát. Song lãi suất hiếm khi theo kịp tốc độ của lạm phát. 

Đầu tư

Là việc mua một loại tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, nhà đất, vàng, ngoại tệ, chứng khoán hay bất động sản với kỳ vọng giá trị của tài sản có thể sẽ tăng theo thời gian, từ đó tạo ra lợi nhuận. Các hình thức đầu tư này nếu thành công sẽ lại nguồn lợi nhuận hấp dẫn.

Tuy nhiên khả năng sinh lời cao sẽ đi cùng với nhiều rủi ro hơn. Đôi khi giá đầu tư có thể giảm ngay trước khi người đầu tư cần tiền, điều này có thể khiến mọi người bị ràng buộc về mặt tài chính. Khi đó bạn buộc phải trì hoãn mục tiêu cho đến khi các khoản đầu tư tăng giá trị. 

Vì thế tiết kiệm hay đầu tư luôn là câu hỏi khó, nhưng không có nghĩa là không có câu trả lời. Quyết định này sẽ phụ thuộc vào định hướng tài chính và mục tiêu trong tương lai của mỗi người. 

Trả lời 3 câu hỏi này trước khi chọn đầu tư

1. Bạn đã có quỹ khẩn cấp chưa?

Khi quyết định giữa việc tiết kiệm hay đầu tư, trước tiên hãy kiểm tra bạn đã có đủ quỹ dự phòng chưa. Đa số chúng ta có thể tiết kiệm để mua chiếc Iphone hay du lịch một chuyến châu Âu. Song không phải ai cũng nghĩ đến việc để dành tiền cho những tình huống bất ngờ như dịch bệnh, thất nghiệp hay đau ốm... 

Điều này khiến bạn bị động khi gặp những tình huống bất ngờ trong cuộc sống. 

Theo CNBC, số tiền cho một quỹ dự phòng tùy thuộc vào mức độ đảm bảo công việc và thu nhập của bạn, trung bình khoảng 3-6 tháng lương. 

Việc thực hiện một quỹ dự phòng không chỉ để bạn sử dụng khi có tình huống khẩn cấp, đôi khi có thể giúp bạn hạn chế việc gánh thêm nợ. Tiết kiệm cho loại quỹ cơ bản là hình thức thực tập để bạn tiết kiệm cho các mục tiêu tài chính lớn hơn. 

2. Nếu đầu tư, bạn có sẵn sàng để tiền của mình một chỗ từ 2-5 năm, thậm chí lâu hơn không? 

Nếu có mục tiêu tài chính dài hạn, bạn cần xem xét nhiều yếu tố trước khi quyết định phân bổ số tiền mình có được. 

Nếu một tài khoản tiết kiệm có lãi suất thấp hơn mức lạm phát, sức mua của đồng tiền giảm, thậm chí còn mất đi. Khi lãi suất tiền gửi không tăng cùng vớitỷ lệ lạm phát, điều đó có nghĩa là bạn đang mất tiền.

Tại thời điểm này, bạn nên đầu tư tiền của mình vào lĩnh vực ít rủi ro. 

Nếu như không chấp nhận đánh cược rủi ro, bạn hoàn toàn có thể để tiền kiệm, sẽ tốt hơn cho các mục tiêu dài hạn nếu như đã có sẵn quỹ dự phòng. 

Scott Cole, nhà sáng lập ColeFP and Wealth Management đã từng nói rằng câu trả lời cho việc nên đầu tư hay tiết kiệm phụ thuộc vào việc bạn có thế chấp nhận loại rủi ro nào với số tiền bạn bỏ vào. 

3. Bạn có đủ sức để vượt qua những thăng trầm của biến động thị trường?

Câu hỏi này để xác định bạn đã có kế hoạch gì nếu gặp phải rủi ro. Nếu nghĩ rằng bạn sẽ cần tiền trong thời gian ngắn hạn (dưới 2-3 năm), hãy tránh đầu tư vì có thể bạn sẽ phải gánh thêm rủi ro nếu đưa tiền vào thị trường. Thay vào đó, bạn hãy bổ sung tiền vào khoản tiết kiệm đang có của mình để đảm bảo an toàn hơn. 

Đối với mục tiêu dài hạn cho phép bạn chấp nhận rủi ro, hãy học cách đầu tư. Các chuyên gia khuyến nghị rằng, nếu có mục tiêu tài chính dài hạn (khoảng 10 năm) bạn hoàn toàn có thể quyết liệt đầu tư để loại bỏ những rủi ro mà mục tiêu ngắn hạn có thể tác động. 

Nếu đường đi của bạn dài hơn, bạn có thể đối phó với sự biến động. Điều bạn cần tránh là đừng để tiền của mình phải chịu rủi ro khi bạn đang thực sự rất cần tiền. 

Nếu đã xem và trả lời "KHÔNG" cho bất kỳ câu hỏi nào trong số này, bạn có thể chưa sẵn sàng để bắt đầu đầu tư thay vào đó hãy tập trung vào tiết kiệm. Tiết kiệm cuối cùng lại là bước đi đầu tiên để đầu tư vì nếu không có nó bạn sẽ không sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi đưa tiền vào thị trường. 

Công nghệ 4.0 với tài chính cho thế hệ gen Z, các bạn có thể tham khảo các ứng dụng giúp bạn tiết kiệm và đầu tư tùy theo điều kiện bản thân. Dù bạn xuất phát ở hoàn cảnh nào, nhưng nếu càng sớm thì càng nhanh đạt thành tựu. 

Infina - Nền tảng đầu tư và tích lũy cho mọi người => https://bit.ly/3jevnHa

- Finhay - đầu tư, tích lũy vừa và nhỏ => https://bit.ly/2WVvRph