Thư giãn

Hòa mình với thiên nhiên

Yoga

Tâm trí bình an, sáng suốt...

Niềm vui trẻ thơ

Cuộc sống tươi đẹp

Nào ta cùng tập

Sức khỏe là vàng

Có sức khỏe là có tất cả

...MAKE THE LIFE BETTER...

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

Mùa này, tiền ít, thì đầu tư vào đâu để đạt 8%-12%/năm?

 Mùa này, tiền ít, thì đầu tư vào đâu để đạt 8%-12%/năm?

Bạn có ít tiền và băn khoăn không biết đầu tư vào đâu để mang lại nhiều giá trị tài sản nhất? Trong thời điểm tình hình kinh tế thị trường Covid bất ổn như hiện nay thì điều này càng khiến nhiều người quan tâm.


Dưới đây là bài viết rất hữu ích của chuyên gia tài chính Lâm Minh Chánh nhằm tư vấn, trả lời câu hỏi của đông đảo bạn đọc "Mùa này, nếu tiền ít, thì đầu tư ở đâu để tiền sinh ra tiền mà rủi ro không quá cao?"

Được biết, ông Lâm Minh Chánh là người sáng lập Trường Quản trị Kinh doanh BizUni, Đồng sáng lập Cộng đồng Quản trị và Khởi nghiệp với hơn 50.000 thành viên. Ông Chánh có 18 năm kinh nghiệm làm quản lý cấp cao cho các tập đoàn, 11 năm khởi nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ông là một chuyên gia nghiên cứu sâu về tài chính và đầu tư. Những bài biết về tài chính các nhân của ông trên các báo và trang Facebook cá nhân được rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt ông là tác giả của cuốn sách "Tài chính cá nhân dành cho người Việt Nam" được nhiều người đánh giá cao vì giá trị và tính thực tiễn.

Trái phiếu doanh nghiệp 

Đối với trái phiếu thì "rủi ro không đạt tỷ suất lợi nhuận" là hầu như bằng không, vì doanh nghiệp phải trả đúng lãi suất của trái phiếu. Trong khi đó "rủi ro mất hẳn vốn" là hiện hữu. Rủi ro này sẽ rất thấp khi bạn mua trái phiếu của doanh nghiệp bền vững, và sẽ cao khi bạn mua trái phiếu của doanh nghiệp tài chính không vững mạnh.

Để giảm rủi ro, bạn nên mua trái phiếu của các doanh nghiệp:

Đã niêm yết trên sàn, được xác nhận kinh doanh tốt, và liên tục được sở chứng khoán, ủy ban chứng khoán, công chúng "soi". Chủ tịch HĐQT, Ban quản trị là những người uy tín, không có điều tiếng gì về hành vi đạo đức kinh doanh. Năng lực cạnh tranh kinh doanh tốt. Tài chính vững vàng. Các bạn search trên CafeF tên doanh nghiệp, và xem các chỉ số sau: Doanh số, lợi nhuận trong 4 năm qua (2016-2019): tăng trường hoặc ổn định. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE của 4 năm nên lớn 10%; Tỷ lệ nợ trên tài sản (DAR) không quá 80%.

Đáp ứng được những điều kiện đó thì bạn có thể mua thời hạn 1 năm.

Khi mua trên 1 năm, hàng năm khi nhận tiền lãi từ doanh nghiệp, bạn nên tiếp tục đầu tư tiền lãi đó để nhận hiệu quả thần kỳ của lãi suất kép.

Chứng chỉ quỹ đầu tư mở

Hiện tại trên thị trường có khá nhiều chứng chỉ quỹ mở, ví dụ như chứng chỉ VFMVF1 của công ty VFM; Chứng chỉ SSIBF, SSI-SCA của công ty SSI,…

Mỗi quỹ có một cách đầu tư và đạt tỷ suất lợi nhuận năm khác nhau, nhưng đa số các chứng chỉ quỹ này có tỷ suất lợi nhuận Trung bình ở mức 8%-12%/năm.

Nếu không hiểu sâu về cổ phiếu thì việc đầu tư vào các chứng chỉ quỹ này giúp tiền các bạn sinh sôi nảy nở ở mức 8%-12%/năm. Rủi ro không cao vì quỹ được quản lý bởi các quỹ đầu tư có uy tín và chuyên môn.

Nhưng quy định của những quỹ mở này là mỗi lần đầu tư cần phải bỏ ra số tiền từ vài triệu đồng trở lên. Như vậy, với những người chưa thể bỏ ra vài triệu cho mỗi lần đầu tư thì khả năng được tiếp cận rất thấp.

Tích lũy - đầu tư Finhay


Trong trường hợp tiền của bạn ít, chưa đạt được điều kiện của các quỹ, khi đó bạn hãy đầu tư thông qua Finhay. Công ty Finhay kết hợp với các quỹ đầu tư để đưa các chứng chỉ quỹ đầu tư về Finhay. Khi đó bất cứ cá nhân, người dân nào, thông qua Finhay có thể mua lẻ chứng chỉ quỹ mở chỉ với số tiền từ 50.000 đồng. Đặc biệt, được tự lựa chọn cấu trúc đầu tư phù hợp với khẩu vị rủi ro của bản thân và vì thế sinh sôi nảy nở tiền của mình. Khi đó, với một số tiền nhỏ, bạn vẫn có thể mua cùng lúc nhiều chứng chỉ quỹ. Đa dạng hóa danh mục, giảm thiểu rủi ro.

Đồng thời, Finhay khuyến khích đầu tư dài hạn để đem lại lợi ích lớn nhất. Nhưng nếu không muốn đầu tư tiếp (do thị trường lên xuống mạnh) bạn có thể lựa chọn Chuyển đổi cấu trúc đầu tư sang những cấu trúc an toàn khác hoặc Chuyển đổi sang sản phẩm Tích Lũy. Thao tác chuyển đổi được tích hợp ngay trên ứng dụng rất tiện.

Theo tôi biết, Finhay là công ty Fintech (Công nghệ tài chính) năm 2019 lọt vào top 100 công ty Fintech toàn cầu được thực hiện dựa bởi tổ chức tài chính uy tín là KPMG. Finhay được kiểm toán hàng năm bởi Ernst & Young (Big4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới). Danh mục đầu tư của Finhay được quản lý bởi Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Thiên Việt.

"Nói tóm lại, để tiền sinh sôi mùa khóa này, ở mức 8%-12%, bạn có thể mua trái phiếu của doanh nghiệp uy tín, mua chứng chỉ quỹ đầu tư. Những bạn ít tiền, và muốn tiện lợi, một tài khoản mua nhiều Chứng chỉ quỹ, được tự lựa chọn cấu trúc đầu tư phù hợp thì có thể mua tại Finhay" ông Chánh kết luận trong bài chia sẻ.

P/S: Bạn quét QR phía trên để tìm hiểu, cài đặt và bắt đầu tích lũy nhé

Ánh Dương

  Theo Nhịp sống kinh tế

7/8/2021: Kiểm chứng sau 1 năm tham gia đầu tư thử với Finhay, 3 tài khoản với vốn đầu tư 1tr đã tăng 17-27% năm


Bạn thử chứ??? Quét QR phía trên hoặc Link cài https://bit.ly/2WVvRph

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2020

Lá thư 86 chữ của Gia Cát Lượng gửi con trai

Lá thư 86 chữ của Gia Cát Lượng gửi con trai, gói trọn trí tuệ 1800 năm trước tới nay vẫn còn nguyên giá trị: Hiểu thấu giúp cải biến vận mệnh đời mình!

Để có thể sống yên ổn trong xã hội đầy biến động này, để tìm được sức mạnh vượt qua nghịch cảnh cuộc sống, hãy ghi nhớ 9 bài học này từ bậc thầy Gia Cát Lượng.

Lá thư tinh tuý hàm chứa đạo lý làm người 

Một phong thư ngắn mà Gia Cát Lượng để lại cho con trai là những từ ngữ rất tinh túy, khuyên răn và cảnh báo con về đạo lý làm người. Đến hôm nay, bức thư ngắn đã viết từ hơn 1.800 năm trước này vẫn còn nguyên giá trị.

Thư Gia Cát Lượng gửi con trai:

"Nết người quân tử, tĩnh để tu thân, kiệm dùng dưỡng đức.

Không đạm bạc chí chẳng sáng soi, không tĩnh tâm tiến xa chẳng nổi.

Học cần tâm tĩnh, tài cần phải học.

Không học, tài chẳng mở mang, không chí, chẳng thành nghiệp học.

Biếng nhác ắt chẳng thể tinh thông, nóng nảy sao tu thành tâm tính.

Tháng ngày vùn vụt, ý chí qua đi, thân đã già nua, chưa hiểu sự đời.

Nhà rách sầu bi, hối thì đã muộn".

Nguyên văn:

Phù quân tử chi hạnh, tĩnh dĩ tu thân, kiệm dĩ dưỡng đức.

Phi đạm bạc vô dĩ minh chí, phi ninh tĩnh vô dĩ trí viễn.

Phù học tu tĩnh dã, tài tu học dã.

Phi học vô dĩ quảng tài, phi chí vô dĩ thành học.

Đãi mạn tắc bất năng lệ tinh, hiểm táo tắc bất năng trị tính.

Niên dữ thời trì, ý dữ tuế khứ, toại thành khô lạc, đa bất tiếp thế.

Bi thủ cùng lư, tương phục hà cập!

Để có thể sống yên ổn trong xã hội đầy biến động này, để tìm được sức mạnh vượt qua nghịch cảnh cuộc sống, hãy ghi nhớ 9 bài học này từ bậc thầy Gia Cát Lượng.

Những bài học ẩn chứa phía sau lá thư 86 chữ của Gia Cát Lượng

Bài học thứ 1: Bài học về sự tĩnh tâm

Ông khuyên con cần phải tĩnh mới có thể tu dưỡng tâm và thân, tĩnh giúp tinh thần sáng suốt.

Nếu không thể tĩnh tâm được, thì không thể lập kế hoạch hữu hiệu cho tương lai. Hơn nữa, điều kiện quan trọng hàng đầu của học tập, chính là môi trường yên tĩnh.

Con người ngày nayi, đại đa số là bận rộn cả ngày. Trong lúc bận rộn, chúng ta nên tĩnh tâm lại, suy nghĩ hướng đi cuộc đời mình.

Bài học thứ 2: Bài học tiết kiệm 

Ông khuyên con cháu trau rồi đức hạnh của mình. Chi tiêu có nguyên tắc không chỉ giúp thoát khỏi cảnh nợ nần mà còn có thể sống được trong hoàn cảnh đạm bạc và không trở thành nô lệ của vật chất.

Ông khuyên, trong cuộc sống nhân sinh nên sống đạm bạc, tiết kiệm, đừng xem trọng danh vọng và tiền tài. Để biết được mục đích chân chính của đời người cần phải có nội tâm tĩnh tại. Có vậy mới có thể cẩn thận lập kế hoạch cho tương lai.

Bài học thứ 3: Sức mạnh của kế hoạch

"Không đạm bạc chí chẳng sáng soi, không tĩnh tâm tiến xa chẳng nổi".

Gia Cát Lượng khuyên răn con trai phải lên kế hoạch cho cuộc đời, không được việc gì cũng cầu danh lợi, thì mới có thể hiểu rõ được chí hướng của mình. Cần phải tĩnh tâm lại, mới có thể lập kế hoạch cẩn thận chi tiết cho tương lai.

Đối diện với tương lai, chúng ta có lý tưởng không?

Chúng ta có sứ mệnh không? Chúng ta có giá trị quan của riêng mình không?

Bài học thứ 4: Sức mạnh của học tập

Gia Cát Lượng khuyên răn con trai, yên tĩnh có tác dụng lớn đối với học tập, đương nhiên cần phối hợp với cảnh giới tâm hồn tĩnh lặng, chuyên chú, thì đạt được hiệu quả gấp bội. Gia Cát Lượng không phải là tín đồ của thuyết thiên tài, ông tin tưởng tài năng là kết quả của học tập, tu dưỡng.

Chúng ta có toàn tâm toàn sức học tập chưa?

Chúng ta có tin tưởng nỗ lực học tập mới có thành tựu không?

Chúng ta có quyết tâm tu dưỡng phẩm hạnh trở thành tài đức vẹn toàn không?

Bài học thứ 5: Sức mạnh của giá trị gia tăng

Gia Cát Lượng khuyên răn con trai muốn có giá trị gia tăng thì trước tiên phải lập chí, không sẵn lòng nỗ lực học tập, thì không thể phát triển tài năng của mình được. Trong quá trình học tập thì quyết tâm và nghị lực vô cùng quan trọng, vì thiếu ý chí thì sẽ giữa đường đứt gánh.

Trong quá trình học tập, sự quyết tâm và kiên trì là điều rất quan trọng. Bởi vì nếu thiếu ý chí, bạn rất có thể bỏ dở giữa đường. Đạo lý này thật sự có bao nhiêu người học được? Chúng ta thử nghĩ xem: người hăng hái bốc đồng làm thì nhiều, kẻ kiên trì đến cuối thì ít.

Bài học thứ 6: Sức mạnh của tốc độ 

Cần nắm chắc tốc độ thì mới có thể vượt thời gian. Ông khuyên rằng, không nên cứ trì hoãn một việc nào đó mà cần nắm chắc việc cần làm.

Thời đại hiện nay là thời đại của công nghệ máy tính, hiệu suất công việc rất được coi trọng. Trí tuệ của 1.800 năm trước vẫn còn hữu dụng.

Bài học thứ 7: Sức mạnh của nhân cách

Khống chế được sự nóng nảy là đang trong quá trình rèn nhân cách. Ông khuyên con rằng nếu dễ dàng xao động thì không thể hun đúc được tính kiên nhẫn, nếu nóng nảy thì sẽ không thể tu tâm dưỡng tính được.

Các nhà tâm lý học cũng nói: "Tư tưởng ảnh hưởng đến hành vi, hành vi ảnh hưởng đến thói quen, thói quen ảnh hưởng đến tính cách, tính cách ảnh hưởng đến vận mệnh".

Gia Cát Lượng hiểu rõ trong cuộc đời cần phải cân bằng rất nhiều thứ, phải "tinh thông", cũng phải "tu tâm dưỡng tính".

Bài học thứ 8: Sức mạnh của thời gian

Thời gian qua đi suy nghĩ sẽ trì trệ. Gia Cát Lượng khuyên rằng, ý chí sẽ giảm sút theo thời gian. Có câu rằng: "Trẻ không gắng học hành, về già mới bi thương".

Quản lý thời gian là một khái niệm quản lý hiện đại. Mỗi ngày chỉ có 24 giờ, không hơn không kém, chỉ có bản thân mỗi người dùng mỗi giây phút ấy như thế nào. Bạn hãy suy nghĩ một chút xem, những năm tháng qua bản thân có biết trân quý thời gian không?

Bài học thứ 9: Sức mạnh của trí tưởng tượng

Sức mạnh trong niềm vui của trí tưởng tượng cũng sẽ như lá khô rơi rụng, không thể thu giữ, chỉ có nỗi bi thương còn đọng lại.

Gia Cát Lượng khuyên răn con trai, thời gian như bóng câu qua cửa sổ, khi mình già nua, lỗi thời, không theo kịp sự thay đổi của thời cuộc, mới đau thương than vãn bỏ lỡ tháng ngày, hối hận, muốn làm lại cũng không kịp nữa. Cần hiểu "Cư an tư nguy" (khi bình an phải nghĩ đề phòng lúc nguy nan), thì lúc lâm nguy sẽ không rối loạn.

Trí tưởng tượng có sức mạnh không thua kém tri thức. Chúng ta nên nghĩ từ cái lớn, nhưng bắt tay vào làm từ cái nhỏ, làm việc thiết thực, lập kế hoạch cho cuộc đời mình.

Theo Hoa Chanh

Nhịp Sống Kinh Tế