Sống không tốt, có phải vì
nghèo?
Tin rằng có rất nhiều
người từng tự hỏi mình câu hỏi này, và đáp án có lẽ chỉ cũng chỉ có một: không.
Tiền bạc chỉ là một phần
của cuộc sống, nó không bao giờ có thể quyết định toàn bộ cuộc sống của một người,
một cuộc sống chất lượng không phải là một lâu đài trống rỗng chất đống bởi một
loạt những tiêu dùng theo hứng.
Tiền bạc nên là người
bạn tốt của cuộc sống, chúng ta dùng nó để phục vụ và nâng cấp cho cuộc sống
của mình. Đừng tiêu sài quá hoang phí, nhưng cũng đừng quá tiết kiệm.
Vậy phải tiêu tiền như
nào mới không làm mình tủi thân, và để làm sao sống một cuộc sống tốt đẹp hơn?
Đáp án nằm trong cuốn
sách mang tên "Mind Over Money: the psychology of money and how to use it
better" (Tạm dịch: "Nghệ thuật tiêu tiền") mà hôm nay tôi muốn
chia sẻ với các bạn.
Tác giả của cuốn sách,
Claudia Hammond là một tác giả người Anh, người dẫn chương trình truyền hình
không thường xuyên và người dẫn chương trình phát thanh thường xuyên với BBC
World Service và BBC Radio 4. Dựa trên nghiên cứu mới nhất về thần kinh học,
tâm lý học và sinh học, cuốn sách này cho thấy mối quan hệ giữa con người và
tiền bạc, đồng thời phân tích sâu sắc tác động của tiền bạc đối với hành vi của
con người. Nó cũng cung cấp một phương pháp rất hiệu quả giúp chúng ta đưa ra
những quyết định tốt hơn.
Bí mật đằng
sau giá cả
Muốn hiểu được những kĩ
năng tiêu tiền, trước tiên phải hiểu các quy tắc định giá của nhà bán hàng.
Hãy sử dụng các ví dụ
trong cuốn sách làm ví dụ minh họa.
Giả sử chúng ta đi mua
một chiếc laptop, trong cửa hàng dường như có vô số loại máy cho chúng ta lựa
chọn.
Nhưng nhìn kĩ lại, bạn
sẽ phát hiện, chỉ có 3 loại máy tính mà bạn cần.
- Loại 1: hợp thời trang
và đẹp, bạn rất thích nó và nó cũng rất phù hợp với gu bạn. Nhưng thật không
may, giá vượt xa ngân sách của bạn.
- Loại 2: giá cả thấp
hơn, dung lượng lưu trữ của ổ cứng quá nhỏ và bộ xử lý tương đối chậm.
- Loại 3: hơi tốn kém,
thiết kế đơn giản, sắc nét và dung lượng lưu trữ lớn.
Bạn sẽ chọn loại nào?
Chắc chắn là loại thứ 3
phải không?
Nhưng nghiên cứu cho
thấy, thực ra, quyết định của bạn không dễ dàng để có thể đưa ra như vậy. Bởi
vì nhà bán hàng luôn có những mánh khóe trong việc sắp xếp hàng hóa.
Họ biết rằng rất ít
khách hàng sẽ mua một chiếc laptop đắt tiền, nhưng đặt nó cạnh loại máy tính
thứ 3 sẽ khiến mọi người phân vân và bị dao động.
Nếu là một khách hàng lý
tính, tự nhiên bạn sẽ đưa ra được lựa chọn, bởi dẫu sao thì loại 3 cũng nằm
trong tầm ngân sách của bản thân; nhưng nếu là khách hàng cảm tính, bạn sẽ khó
khăn trong việc đưa ra lựa chọn, đặc biệt là với người trẻ sành điệu hiện nay,
họ có xu hướng chọn chiếc máy loại 1 nhiều hơn.
Cũng giống như khi bạn
đi mua nhà, người môi giới sẽ dẫn bạn đi xem hai căn phù hợp với giá cả mà bạn
mong muốn. Sau đó vẫn sẽ đưa bạn đi xem căn phòng với mức giá mà bạn không trụ
được, và họ sẽ nói rằng mình vô ý, và anh có thể xem xem rồi so sánh một chút,
cũng chẳng mất gì.
Sở dĩ đưa bạn đi xem
những căn phòng mà bạn không mua được, đó là bởi vì họ muốn thay đổi quan điểm
về giá cả và những căn nhà có giá cả phải chăng. Nhưng, dù căn phòng có giá cả
phải chăng còn nhiều điểm chưa tốt, thì nó vẫn lại thực sự thích hợp với chúng
ta hơn những căn phòng đắt đỏ hơn.
Còn cái này được gọi là
"hiệu ứng chiết trung". Chỉ khi chúng ta hiểu được mục đích của nhà
bán hàng, chúng ta mới hiểu ra được rằng vì sao mình không nhất định phải mua
những thứ đắt nhất.
Vì vậy, các bạn thân
mến, nếu bạn không có ý định mua những món đồ đắt đỏ, vậy thì khi bước vào
trung tâm thương mại, chúng ta cũng không được phép dao động, cố gắng bỏ qua
những thứ tương tự, đặc biệt là những món hàng to lớn và nổi bật. Hiểu được
nguyên tắc định giá của doanh nghiệp, và nguyên tắc trưng bày hàng của họ, vậy
thì trong những lần mua sắm sau, chúng ta sẽ bớt được cho mình một số tiền kha
khá đồng thời cũng không phải hối hận về sau này.
Tiết kiệm
cũng có thể trở nên giàu có
Mặc dù cuốn sách này nói
về nghệ thuật tiêu tiền, nhưng trong sách cũng đề cập tới một quan điểm, gọi là
tiết kiệm làm giàu, ý muốn nói tiết kiệm cũng có thể ta trở nên giàu có.
Tất nhiên, tiết kiệm,
cất tiền, không có nghĩa là đem tất cả thu nhập cất đi, mà là khi tiêu phải có
kế hoạch, có mục tiêu, đồng thời cất tiết kiệm những chi tiêu không cần thiết,
giữ lại một phần tiền để tiết kiệm.
Tác giả cuốn sách nói
như này: muốn không phải chịu khổ, bạn không chỉ cần biết cách kiếm sao cho đủ
tiền mà phải còn biết cách lưu trữ đủ tiền cho nhu cầu trong tương lai, và còn
phải hiểu làm sao để đầu tư và chi tiêu cho hợp lý.
Nhưng trong cuộc
sống, tiết kiệm là một điều vô cùng khó khăn. Tủ quần áo luôn thiếu
thiếu một chiếc áo nào đó, tủ giày luôn thiếu đi đôi giày màu này, ngoài ra,
trong nhà cần những đồ này, con cái cần những thứ này….
Có một nhóm người được
gọi là "tộc tiêu hoang", họ trước giờ không bao giờ tiết kiệm, khi
được hỏi vì sao không tiết kiệm, phần lớn đáp án sẽ là, giờ chưa cần thiết, sau
này nhất định sẽ tiết kiệm, hay đợi kiếm được nhiều tiền hơn nhất định sẽ tiết
kiệm…
Họ luôn cho rằng sau này
mình sẽ tiết kiệm được tiền, nhưng trong sách nói, điều này là không thể. Bởi
lẽ càng kiếm được nhiều, bạn sẽ càng tiêu nhiều. Vì vậy, bạn sẽ không ngừng
trì hoãn kế hoạch tiết kiệm của mình lại.
Nếu cảm thấy tiết kiệm
tiền khó khăn, hoặc cho rằng không có đủ tiền để tiết kiệm, vậy thì hãy bắt đầu
từ những điều đơn giản nhất.
Cuốn sách có đưa ra một
phương pháp, tính khả thi là rất lớn, đó chính là, tiết kiệm phần
lương được tăng. Ví dụ, tháng trước bạn chỉ được 7 triệu, tháng này bạn
được 7,5 triệu, vậy bạn có thể tiết kiệm 500 ngàn, lương càng tăng nhiều thì số
tiền tiết kiệm được sẽ càng lớn.
Có thể bạn sẽ cảm thấy 500
ngàn là một số tiền ít ỏi, nhưng có một cụm từ gọi là hiệu ứng lãi kép. Mỗi
tháng tích một chút, 10 năm sau, người không tiết kiệm và người kiên trì tiết
kiệm mỗi tháng sẽ có khoảng cách rất lớn.
Tất nhiên, điều này cũng
có thể được áp dụng cho đầu tư. Tiền gốc càng lớn, thời gian đầu tư càng dài và
lợi tức đầu tư càng cao thì hiệu quả của lãi kép sẽ càng rõ ràng, đơn cử như
việc lãi suất hàng năm rõ ràng cao hơn lãi suất hàng tháng.
Hình thành cho mình thói
quen tiết kiệm tiền, học hỏi kiến thức quản lý và đầu tư tài chính, lâu dần,
lợi nhuận sẽ càng lớn.
Bất luận có giàu có tới đâu,
chúng ta cũng không thể có được mọi thứ. Vì vậy, nếu tập trung vào những điều mang
lại cho ta nhiều niềm vui nhất, bạn sẽ có nhiều khả năng tận hưởng và cải thiện
cuộc sống của mình hơn.
Biết tiêu tiền cũng là một loại
năng lực
Hiển nhiên, tiết kiệm
tiền là điều quan trọng, nhưng tiêu dùng một cách hợp lý cũng có thể tăng cảm
giác hạnh phúc của chúng ta. Muốn học cách làm sao tiêu tiền, trước tiên phải
cự tuyệt "tư duy người nghèo".
Thế nào là tư duy người
nghèo? Đó chính là những thứ cũ dùng tới khi nát rồi mới nỡ vứt đi, không bao
giờ sẵn sàng chi tiền cho bất kỳ phương pháp nào giúp tiết kiệm thời gian và
cải thiện hiệu suất, và tự nhiên cũng chẳng thèm chú ý đến chất lượng cuộc
sống. Sẵn sàng sống trong tình trạng khốn khó và luẩn quẩn, không muốn tiêu
tiền, sau tất cả, tiết kiệm tiền là điều quan trọng nhất trong cuộc sống.
Có một ví dụ như sau.
Bình nóng lạnh của nhà
A. bị hỏng, không có nước nóng để tắm. Mỗi lần A. về nhà nói với mẹ mua cái
mới, mẹ đều nói không: "Không cần mua, mẹ đun nước một tý là xong, không
cần phí tiền."
Cứ như vậy, mẹ lúc nào
đi đun nước, trông vừa thương vừa mệt.
Mẹ cho rằng, giờ mẹ nghỉ
hưu ở nhà, thời gian không làm ra tiền được nữa, đun nước tắm là được rồi. Khi
mùa đông tới, đun nước nóng tắm quả thực rất lạnh.
Cả một màu đông, trước
tiên là bố bị cảm, rồi tiếp theo là mẹ lây, tới lúc này mẹ mới nhận ra được tầm
quan trọng của bình nóng lạnh.
Chỉ từ một chuyện nhỏ
dẫn tới bao nhiêu hệ lụy sau đó. Mà nguồn gốc lại chính là tâm lý không nỡ tiêu
tiền. Hoặc là nói tiêu tiền làm mẹ cảm thấy có lỗi.
Thời đại đang thay đổi,
quan điểm tiêu dùng của chúng ta cũng cần thay đổi theo, đặc biệt là phụ nữ. Để
gia đình sống một cuộc sống chất lượng, cần kịp thời tìm hiểu thông tin của
hàng hóa, rồi sau đó xem xem đâu là thứ phù hợp với nhu cầu của gia đình trước
mắt. Số tiền chúng ta bỏ ra, thực ra chính là chất lượng cuộc sống.
Những vật dụng thường dùng,
nhất định phải sắm sửa đầy đủ. Chẳng hạn như mỹ phẩm, những thứ bôi lên mặt,
phải mua đồ xịn. Điện thoại và máy tính, cũng phải mua đồ tốt, không nhất thiết
phải mua theo trào lưu, làm như vậy, vừa tiết kiệm được thời gian, vừa nâng cao
được hiệu suất.
Tiền tiêu cho sức khỏe cũng
không được phép tiết kiệm.
Bất kể tình trạng kinh
tế ra sao, mỗi năm đều cần phải đưa mình và gia đình đi khám sức khỏe tổng
quát, cũng cần thường xuyên nhắc nhở bản thân, nếu không thấy khỏe, phải đi
viện kiểm tra.
Mỗi tuần kiên trì vận
động, tập thể dục nửa tiếng tới một tiếng, có thể giảm thiểu nguy cơ béo phì,
còn có thể phòng ngừa được rất nhiều bệnh tật. "Phòng" luôn dễ dàng
hơn "trị".
Nguyên tắc quan trọng
nhất khi tiêu tiền đó là phải hiểu "bạn tiêu tiền ra và bạn muốn có lại
được cái gì."
Tiền không phải thứ quan trọng
nhất, nhưng nó quả thực có thể đổi lại nhiều thứ vô cùng quan trọng.
Có một câu chuyện như
sau, có một cô gái luôn cảm thấy rất tự ti bởi xuất thân bình thường của mình,
mỗi lần trông thấy cái cô gái khác ăn mặc đẹp đẽ, đi đôi giày đẹp hay đeo những
chiếc túi xách đắt tiền, cô đều trầm ngâm.
Cứ như vậy, càng ngày
càng thấy tự ti, đấu tranh tâm lý vô cùng mạnh mẽ. Cô ấy chỉ còn biết cách tiết
kiệm tiền mỗi tháng, cộng với tiền thưởng cuối năm. Tới cuối năm, cô cuối cùng
cũng mua được cho mình một chiếc túi và một chiếc áo hàng hiệu.
Cô ấy nghĩ, mình cuối
cùng cũng có thể hòa nhập vào nơi phố thị hào nhoáng này. Khát vọng và kì vọng
cuối cùng cũng được thỏa mãn, nhưng cô gái này lại không vui như cô từng tưởng
tượng.
Dẫu sao thì việc khiến
chúng ta vui vẻ thực sự không phải là có được thứ gì đó, mà là có thể tự do tự
tại dùng chúng.
Ngày thứ hai, khi cô mặc
chiếc áo và đeo túi xách mới, cô phát hiện ra mình căn bản là không dám dùng,
sợ làm hỏng nó. Đến công ty, dù các đồng nghiệp ai cũng khen rồi nhìn cô với
ánh mắt ngưỡng mộ, nhưng bản thân cô lại không thấy hài lòng.
Thực ra, quần áo có đắt
đỏ tới đâu, tới năm thứ hai, rồi bạn cũng sẽ phát hiện ra, bạn đã không còn
thích nó nữa. Hơn nữa, một bộ quần áo, chỉ có thể mặc được một mùa. Túi xách có
đắt tiền tới đâu, cũng không thể giúp bạn có được sự tôn trọng và đánh giá cao
của người khác.
Sau khi về tới nhà, cô
phát hiện ra, cảm giác tự hào mà chiếc áo mang lại cho cô đang dần dần biến
mất, còn những vấn đề của cuộc sống thì vẫn cứ bày ra trước mắt. Bởi lẽ căn
phòng cô trọ có phần cũ kĩ, điều hòa cũng không còn dùng tốt, kêu rất to, nhiều
khi còn rỉ nước.
Cô không thể yên tĩnh
nghỉ ngơi, gọi điện cho chủ nhà, bên đó cũng chỉ hứa tới sửa, nhưng lại chẳng
có hành động thiết thực nào. Cô chỉ có thể tự dùng tiền của mình đổi cái mới.
Buổi tối hôm đó, cô ngủ rất
ngon, lúc này cô mới ý thức được rằng, hạnh phúc thực sự, không phải là đồ mình mua có
đắt hay không, mà là, mình có thực sự cần nó hay không.
Có một vài thứ tồn tại
chỉ vì muốn khỏa lấp sự hư vinh, hào nhoáng của bạn. Còn có những thứ quả thực
có thể đem lại cho bạn sự tiện lợi và thoải mái.
Nghệ thuật tiêu tiền, là
dùng tiền để đổi lấy sự ổn định và thoải mái sâu trong tận nội tâm.
Biết tiêu tiền, cũng là
một loại năng lực. Bởi lẽ tiền bạc, ngoài giá trị bản thân của nó ra, nó còn
đại diện cho một loại tài nguyên, một loại vốn.
Sắp xếp và nắm bắt hợp
lý dòng vốn này, bạn mới có được một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Phụ nữ ý à, càng cần
phải biết cách sử dụng những thứ và điều tốt đẹp đi nuôi dưỡng bản thân và gia
đình, nhưng cũng đừng để mình quá bị gánh nặng bởi tiền bạc.
Có người từng nói:
"Hình thành được thói quen tốt, cả đời thu lợi; nuôi dưỡng nên thói quen
xấu, cả đời chịu thiệt, muốn thay đổi cũng không dễ dàng."
Vì vậy, chúng ta cần bồi
dưỡng cho mình thói quen tốt, đó là biết cách tiêu tiền, nhưng đồng thời cũng
phải biết cách tiết kiệm tiền.
Theo Như Quỳnh
Báo dân sinh