Thư giãn

Hòa mình với thiên nhiên

Yoga

Tâm trí bình an, sáng suốt...

Niềm vui trẻ thơ

Cuộc sống tươi đẹp

Nào ta cùng tập

Sức khỏe là vàng

Có sức khỏe là có tất cả

...MAKE THE LIFE BETTER...

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2020

Tiết kiệm không phải vì nghèo

Tiết kiệm không phải vì nghèo! 
24 thói quen tài chính sau sẽ có lợi cho bạn đến suốt đời

Nói theo cách đánh trận, tiết kiệm chính là "thủ", đầu tư là "công". Hai việc trong ngoài đều hợp nhất cùng phát triển, làm giàu sẽ không khó!


1. Lập thói quen để tiền sinh hoạt dự bị
Mục đích của tiền sinh hoạt dự bị chính là để ứng phó cho những tình huống khẩn cấp xảy ra bất ngờ trong cuộc sống, nên để dành dư dả khoản từ 3 – 6 tháng tiền sinh hoạt phí.


Xem thêm: Tiền sinh hoạt dự phòng
2. Tiền "bảo mệnh" tuyệt đối không được lấy ra đầu tư
Số tiền được dùng làm sinh hoạt phí từ 3 - 5 năm tới được gọi là "tiền bảo mệnh". Tuyệt đối không được làm liều dùng nó để đầu tư hết. Bình thường nhiều người sẽ đem nó gửi tiết kiệm, mặc dù tiền lời ít, nhưng an toàn cho cả nhà là tất cả.
3. Mỗi tháng tính toán tiết kiệm tiền
Đừng mơ màng nghĩ đến việc "chỉ một đêm liền giàu". Người ta tích lũy tài phú đều là tính theo từng giờ, từng ngày. Mỗi tháng nên đề ra kế hoạch tích lũy một phần từ tiền thu nhập, số tiền còn lại dùng để làm sinh hoạt phí và đầu tư.
4. Hiệu quả của tích lũy và đầu tư đều song hành
Nếu không tích lũy, tuyệt đối sẽ không thể trở thành người giàu được. Tiết kiệm là thói quen tốt, nhưng không chỉ chờ có dư mới bỏ ống heo, mà nên có kế hoạch hợp lý.
Nói theo cách đánh trận, tiết kiệm chính là "thủ", đầu tư là "công". Hai việc trong ngoài đều hợp nhất cùng phát triển, làm giàu sẽ không khó!
Nhưng nên nhớ, thời gian là tiền bạc, nên sớm trân trọng học cách tích lũy và đầu tư càng sớm càng tốt.
5. Lấy "tiền nhàn rỗi" đi đầu tư
Số tiền dư dả, không cần dùng đến, cũng không nằm trong kế hoạch tiết kiệm hay sinh hoạt phí, vậy hãy dùng nó để đầu tư. Dù có lỗ, cũng không ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình. Nhưng trước tiên hãy nên chọn những loại hình đầu tư ổn định, mang tính an toàn cao.
6. Bảo toàn tiền vốn
Nguyên tắc thứ nhất của đầu tư, chính là tuyệt đối không được làm ăn lỗ vốn; nguyên tắc thứ hai trong đầu tư, chính là nhất định phải kiên trì làm theo nguyên tắc thứ nhất, không được làm mất tiền vốn.
Có thể bảo toàn tiền vốn đã xem như là biết kiếm tiền.
7. Mỗi tờ tiền đều phải dùng hợp lý
Hiện tại, dân số bùng nổ ngày càng đông đúc, giá nhà, giá xe, giá hàng hóa và vật phẩm tiêu dùng ngày càng tăng, kiếm tiền thật sự không dễ dàng. Thế nên, đừng tùy tiện tiêu tiền vô ích. Nếu đã kiếm tiền không dễ, hãy học cách tiêu tiền cũng "không dễ".
Trước khi muốn mua sắm cái gì, hoặc muốn đầu tư vào đâu, nên cân nhắc thật cẩn thận rồi đưa ra một lựa chọn sáng suốt.
8. Tiết kiệm tiền là tất yếu, nhưng sống cũng là điều tất nhiên
Trong cuộc sống, tiết kiệm là điều tất yếu để góp phần làm giàu, nhưng tiền đề là chúng ta phải bảo đảm được chất lượng và nền tảng cơ bản của cuộc sống. Đừng cố nhét ống tiết kiệm cho "heo" ăn rồi bản thân cả ngày lại không dám ăn cái gì.
Có người tiết kiệm đến nỗi cả năm ăn thịt cá chỉ được vài lần, làm vậy chỉ tổ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tiền cần xài đúng chỗ thì hãy xài, tiền không cần xài mới dùng tiết kiệm.
9. Tuyệt đối không lãng phí
Bạn mua món đồ đó, lý do là vì "cần", chứ đừng vì "đẹp" hoặc "đang giảm giá". Trước khi bỏ tiền ra mua cái gì nên đắn đo suy nghĩ trước, đừng vì một phút thích thú nhất thời mà lãng phí rồi mua về lại không dùng tới.
Học lối sống tối giản, kiểm soát "bản năng thiên tính" thích mua sắm, bạn sẽ dư được một khoảng tiền lớn.

Xem thêm: Mua sắm và Tích lũy 
10. Tiền lãi
Số tiền lãi thu được sau khi đầu tư chính là số vốn mới trong mắt những người giàu có. Hãy tận dụng nó một cách khoa học và đúng đắn.
11. Dựa vào "nguồn thường thức" kiếm tiền
Nếu bạn có một ánh mắt quan sát tốt và bộ óc phân tích sắc sảo, hãy tập trung tìm sự bất biến trong những thứ đang biến hóa để đưa ra lựa chọn đầu tư phù hợp với thị trường.
12. Nền tảng của đầu tư
Nhiệt tình và thời gian là chất xúc tác trực tiếp để đầu tư thành công. Bạn không thể chỉ nhìn cái lợi trước mắt, hãy xem xét đến lợi nhuận của cả hiện tại và tương lai, đừng cố chấp mạo hiểm chọn đầu tư những sản phẩm bản thân không nắm chắc chỉ vì muốn đặt cược tất cả vào món lợi lớn.
13. Theo đuổi tri thức
Trong sách có chứa ngàn vàng, hãy đọc nó và học hỏi những điều bạn chưa thấy được từ cuộc sống. Từ những kiến thức đó, bạn sẽ thu hoạch được trí tuệ, có trí tuệ mới dễ theo đuổi tài phú. Chúng ta phải luôn không ngừng học hỏi những kiến thức về đầu tư tài chính.
14. Tin tức chính là sự giàu có
Hãy luyện cho bản thân có một khả năng dự đoán, thu thập tin tức, phân tích tin tức, và quyết định vấn đề nhanh và chắc.
15. Không đầu tư theo xu hướng
Rất nhiều người thấy cái gì hot thì chạy theo, mà không hề có kiến thức thực sự về đầu tư tài chính, cái có chỉ là suy nghĩ chạy theo xu hướng mù quáng để đầu cơ trục lợi.
Một doanh nhân sáng suốt có thể một thân một mình đối mặt với những biến hóa của thị trường, đầu tư cái gì do họ quyết định, mà không phải do số đông!
16. Tích lũy nguồn nhân lực
Dù là ai đi nữa, chỉ dựa vào sức lực một người không thể nào gầy dựng lên một cơ nghiệp to lớn được. Chính vì vậy, hãy lựa chọn nguồn nhân lực có lợi cho mình.
17. Học hỏi từ người giàu
Thường xuyên nghiên cứu "bí kíp làm giàu" của những người thành công nhờ vào nỗ lực tự thân mà thành. Học hỏi cái cách mà họ tư duy và hành động, đồng thời tham khảo kinh nghiệm thành công mà họ từng trải qua.
Nên nhớ, hãy ghi nhận ý tưởng, kỹ năng đầu tư của họ trong đầu và sử dụng chúng.
18. Thành không kiêu, bại không nản
Đầu tư tuyệt đối là chuyện không biết trước kết quả, bất kể bạn thành hay bại, phải luôn giữ bình tĩnh để phân tích vấn đề, sau đó đưa ra quyết định có lợi nhất cho mình.
19. Tập trung vào thị trường toàn cầu
Ngoài việc tìm kiếm cơ hội đầu tư trong nước, bạn cũng có thể lựa chọn thử thách chính mình tìm kiếm sự mới mẻ ở môi trường nước ngoài.
20. "Kiểm tra định kì" tài phú gia đình
Đây là quá trình kiểm duyệt lại mọi nguồn tiền cả thu vào và xuất ra: nguồn thu nhập, tài sản hiện có, rủi ro đầu tư, số nợ nếu có... để kiểm soát, điều chỉnh và đưa ra biện pháp giải quyết hợp lý, kịp thời.
21. Cho đi cũng là một dạng đầu tư
Trên thế giới có 2 loại người: Loại thứ nhất có thể điều khiển cho dòng tiền cá nhân lưu chuyển linh hoạt giữa các mối quan hệ rồi dùng phương thức khác quay về với mình. Loại thứ hai lại bị loại thứ nhất trong vô hình trung "bắt tiền" đi mất.
Người giàu chính là loại người đầu tiên, họ dám chi số tiền lớn để gặp mặt, để tiếp đãi, để giao tiếp với ai đó. Nhưng họ sẽ nhận được lợi nhuận cao hơn nhiều so với số tiền đã bỏ ra.
22. Bạn bè hỏi mượn tiền, chỉ giúp ngặt không giúp nghèo
Rất nhiều đôi bạn bè trở mặt với nhau chỉ vì một chữ tiền, thế nên đừng vì nghĩa khí nhất thời mà đối mặt mâu thuẫn về sau. Nếu cho mượn "lắm lần" như thế lỡ sau này không đòi được, vừa mất tiền vừa mất bạn thì biết làm sao?
23. Đừng bỏ "trứng gà" vào cùng một giỏ
Đừng cố chấp đầu tư một thứ duy nhất. Đầu tư đa dạng không chỉ có thể phân tán rủi ro còn giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn.
24. Học "tính toán tinh vi"
"Tính toán tinh vi" ý muốn đề cập đến sự nhạy cảm với số liệu tiền bạc, có năng lực tính toán tốt sẽ dễ kiểm soát tiền vốn, rủi ro và đưa ra phán đoán có lợi cho bản thân.
Theo Thiên Tuyết

Báo Dân sinh


Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2020

Tiết kiệm được tiền mới là đỉnh cao của kỉ luật tự giác

Lương tháng chục triệu, quần áo trên người chưa bao giờ quá tiền trăm: Tiết kiệm được tiền mới là đỉnh cao của kỉ luật tự giác 

Đời người vô thường, có tiền là người bảo vệ chắc chắn nhất của bạn trước những rủi ro trong cuộc sống. Dẫu sao thì cuộc sống trông có vẻ ổn định và hạnh phúc lại có thể mong manh hơn bạn nghĩ rất nhiều. Đây là lý do vì sao tôi luôn khuyên các bạn hãy cố gắng tiết kiệm tiền, lúc tiêu tiền hãy cố gắng thật lý tính, xem có thực sự cần thiết tiêu không, nhất định phải học cách quản lý tài chính, đừng quá bốc đồng. 

1. Tiết kiệm tiền, càng làm sớm càng tốt
Bạn kiếm được 5 triệu, không đủ tiêu, bạn kiếm được 10 triệu cũng vẫn không đủ tiêu, vì vậy, thay vì ngồi đợi tới khi kiếm được nhiều tiền sẽ tiết kiệm, chi bằng hãy bắt đầu từ bây giờ.
2. Kiếm được ít cất ít, kiếm được nhiều cất nhiều
Mỗi tháng, lấy ra ít nhất 10% thu nhập cất đi tiết kiệm, dùng cho những trường hợp cấp bách, coi như không có khoản tiền này. Sau 10 năm, bạn sẽ phát hiện ra mình có một số tiền kha khá, lúc đó bạn có thể chia nhỏ ra để làm việc mình muốn.
3. Người có thể tiết kiệm được tiền đều là cao thủ
Vì họ không có ý định tận hưởng niềm vui nhất thời, nên họ có thể nhẫn nhịn lâu dài, mấu chốt ở đây đó là bạn muốn sảng khoái nhất thời hay là thắng cả đời?
Tất nhiên ở đây không có đúng sai 100%, tôi cũng không muốn dùng quan điểm của bản thân trói buộc bạn, quan trọng là lựa chọn của bạn mà thôi.
4. Chỉ trông vào việc kiếm tiền, sẽ không thể giàu có được
Muốn kiếm tiền để giàu có, điều này không sai. Nhưng đã ai nói với bạn rằng, chỉ dựa vào kiếm tiền thì sẽ chẳng thể giàu có được, bạn còn cần phải tiết kiệm tiền một cách hợp lý mới có thể trở nên giàu có.
Về mặt bản chất thì tài sản không nằm ở việc lương của bạn tăng bao nhiêu mà nằm ở việc bạn giữ lại được cho mình bao nhiêu.
5. Nếu không thực sự cần thiết, hạn chế hết mức có thể việc vay tiền
Vay tiền ở một góc độ nào đó sẽ là động lực cho bạn làm việc kiếm tiền, nhưng cái gì quá cũng không tốt, nếu không thực sự cần thiết, hãy hạn chế tuyệt đối việc vay tiền, bởi lẽ bên cạnh động lực, thứ nó mang tới cho bạn nhiều hơn chính là áp lực, đặc biệt là với các khoản vay ăn lãi, dù lãi nhiều hay lãi ít.
6. Có thể không tiêu thì tuyệt đối đừng tiêu, bất kể khoản chi tiêu nhỏ nào cũng đều sẽ biến thành khổng lồ sau 365 ngày
Vốn dĩ cho rằng với thu nhập của mình, mỗi ngày tiêu 40-50 nghìn cho một cốc cà phê ở Highland coffee là chuyện bình thường, nhưng sau khi khởi nghiệp, tư tưởng của tôi đã thay đổi, cảm thấy phần chi tiêu này quá lãng phí. Chỉ uống cà phê thôi mà 1 năm tính nhẩm ra cũng mất tới 1,5 triệu bạc!
Dẫu sao thì, bất kể một khoản chi tiêu nhỏ bé nào cũng đều sẽ trở nên khổng lồ sau 365 ngày.
7. Luôn luôn ghi nhớ nguyên tắc tiết kiệm tiền: không được phép vượt quá dự toán
Bất kể các nhà tư vấn, nhân viên kinh doanh có nhiệt tình tới đâu, chỉ cần mức giá vượt qua ngân sách dự toán của bạn, vậy thì chốt lại cũng chỉ có 2 chữ mà thôi: không mua.
8. Thay vì ăn uống chơi bời, chi bằng mua hai quyển sách, đi học vài lớp học
Ngay cả khi mua phải một cuốn sách chán òm, một lớp học chẳng ra đầu vào đâu, chỉ cần có một câu nói truyền cảm hứng thôi thì đó vẫn là điều tốt. Bước lùi lại 10000 bước, đọc sách, nghe giảng bài vẫn tốt hơn nhiều so với việc ăn uống chơi bời linh tinh.
9. Phần lớn mọi người không biết rằng có một "giới hạn trên" cho tổng thu nhập cả đời của họ
Đứng từ góc độ này suy nghĩ, vấn đề tiết kiệm tiền, sẽ từ "tháng này tiêu hết rồi còn có tháng sau" thành "cả đời chỉ có xx đồng, tiêu một đồng bớt đi mất một đồng."
Nếu nhìn vấn đề từ một góc độ khác, bạn sẽ phát hiện ra bản thân thực tế đang ăn chơi vào "lượng dự trữ" của chính mình, và sớm muộn gì cũng ăn sạch nuốt nhẵn mà thôi.
10. Đừng tiêu tiền để có được niềm vui, hãy tiết kiệm để có được niềm vui.
(Theo A Tú - Trí thức trẻ)
↳↳↳Làm thế nào để từng bước thục hiện được việc tiết kiệm tiền? 

Finhay là 1 giải pháp giúp bạn giải quyết vấn đề này NHẤP VÀO ĐÂY