Thư giãn

Hòa mình với thiên nhiên

Yoga

Tâm trí bình an, sáng suốt...

Niềm vui trẻ thơ

Cuộc sống tươi đẹp

Nào ta cùng tập

Sức khỏe là vàng

Có sức khỏe là có tất cả

...MAKE THE LIFE BETTER...

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

Mùa này, tiền ít, thì đầu tư vào đâu để đạt 8%-12%/năm?

 Mùa này, tiền ít, thì đầu tư vào đâu để đạt 8%-12%/năm?

Bạn có ít tiền và băn khoăn không biết đầu tư vào đâu để mang lại nhiều giá trị tài sản nhất? Trong thời điểm tình hình kinh tế thị trường Covid bất ổn như hiện nay thì điều này càng khiến nhiều người quan tâm.


Dưới đây là bài viết rất hữu ích của chuyên gia tài chính Lâm Minh Chánh nhằm tư vấn, trả lời câu hỏi của đông đảo bạn đọc "Mùa này, nếu tiền ít, thì đầu tư ở đâu để tiền sinh ra tiền mà rủi ro không quá cao?"

Được biết, ông Lâm Minh Chánh là người sáng lập Trường Quản trị Kinh doanh BizUni, Đồng sáng lập Cộng đồng Quản trị và Khởi nghiệp với hơn 50.000 thành viên. Ông Chánh có 18 năm kinh nghiệm làm quản lý cấp cao cho các tập đoàn, 11 năm khởi nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ông là một chuyên gia nghiên cứu sâu về tài chính và đầu tư. Những bài biết về tài chính các nhân của ông trên các báo và trang Facebook cá nhân được rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt ông là tác giả của cuốn sách "Tài chính cá nhân dành cho người Việt Nam" được nhiều người đánh giá cao vì giá trị và tính thực tiễn.

Trái phiếu doanh nghiệp 

Đối với trái phiếu thì "rủi ro không đạt tỷ suất lợi nhuận" là hầu như bằng không, vì doanh nghiệp phải trả đúng lãi suất của trái phiếu. Trong khi đó "rủi ro mất hẳn vốn" là hiện hữu. Rủi ro này sẽ rất thấp khi bạn mua trái phiếu của doanh nghiệp bền vững, và sẽ cao khi bạn mua trái phiếu của doanh nghiệp tài chính không vững mạnh.

Để giảm rủi ro, bạn nên mua trái phiếu của các doanh nghiệp:

Đã niêm yết trên sàn, được xác nhận kinh doanh tốt, và liên tục được sở chứng khoán, ủy ban chứng khoán, công chúng "soi". Chủ tịch HĐQT, Ban quản trị là những người uy tín, không có điều tiếng gì về hành vi đạo đức kinh doanh. Năng lực cạnh tranh kinh doanh tốt. Tài chính vững vàng. Các bạn search trên CafeF tên doanh nghiệp, và xem các chỉ số sau: Doanh số, lợi nhuận trong 4 năm qua (2016-2019): tăng trường hoặc ổn định. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE của 4 năm nên lớn 10%; Tỷ lệ nợ trên tài sản (DAR) không quá 80%.

Đáp ứng được những điều kiện đó thì bạn có thể mua thời hạn 1 năm.

Khi mua trên 1 năm, hàng năm khi nhận tiền lãi từ doanh nghiệp, bạn nên tiếp tục đầu tư tiền lãi đó để nhận hiệu quả thần kỳ của lãi suất kép.

Chứng chỉ quỹ đầu tư mở

Hiện tại trên thị trường có khá nhiều chứng chỉ quỹ mở, ví dụ như chứng chỉ VFMVF1 của công ty VFM; Chứng chỉ SSIBF, SSI-SCA của công ty SSI,…

Mỗi quỹ có một cách đầu tư và đạt tỷ suất lợi nhuận năm khác nhau, nhưng đa số các chứng chỉ quỹ này có tỷ suất lợi nhuận Trung bình ở mức 8%-12%/năm.

Nếu không hiểu sâu về cổ phiếu thì việc đầu tư vào các chứng chỉ quỹ này giúp tiền các bạn sinh sôi nảy nở ở mức 8%-12%/năm. Rủi ro không cao vì quỹ được quản lý bởi các quỹ đầu tư có uy tín và chuyên môn.

Nhưng quy định của những quỹ mở này là mỗi lần đầu tư cần phải bỏ ra số tiền từ vài triệu đồng trở lên. Như vậy, với những người chưa thể bỏ ra vài triệu cho mỗi lần đầu tư thì khả năng được tiếp cận rất thấp.

Tích lũy - đầu tư Finhay


Trong trường hợp tiền của bạn ít, chưa đạt được điều kiện của các quỹ, khi đó bạn hãy đầu tư thông qua Finhay. Công ty Finhay kết hợp với các quỹ đầu tư để đưa các chứng chỉ quỹ đầu tư về Finhay. Khi đó bất cứ cá nhân, người dân nào, thông qua Finhay có thể mua lẻ chứng chỉ quỹ mở chỉ với số tiền từ 50.000 đồng. Đặc biệt, được tự lựa chọn cấu trúc đầu tư phù hợp với khẩu vị rủi ro của bản thân và vì thế sinh sôi nảy nở tiền của mình. Khi đó, với một số tiền nhỏ, bạn vẫn có thể mua cùng lúc nhiều chứng chỉ quỹ. Đa dạng hóa danh mục, giảm thiểu rủi ro.

Đồng thời, Finhay khuyến khích đầu tư dài hạn để đem lại lợi ích lớn nhất. Nhưng nếu không muốn đầu tư tiếp (do thị trường lên xuống mạnh) bạn có thể lựa chọn Chuyển đổi cấu trúc đầu tư sang những cấu trúc an toàn khác hoặc Chuyển đổi sang sản phẩm Tích Lũy. Thao tác chuyển đổi được tích hợp ngay trên ứng dụng rất tiện.

Theo tôi biết, Finhay là công ty Fintech (Công nghệ tài chính) năm 2019 lọt vào top 100 công ty Fintech toàn cầu được thực hiện dựa bởi tổ chức tài chính uy tín là KPMG. Finhay được kiểm toán hàng năm bởi Ernst & Young (Big4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới). Danh mục đầu tư của Finhay được quản lý bởi Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Thiên Việt.

"Nói tóm lại, để tiền sinh sôi mùa khóa này, ở mức 8%-12%, bạn có thể mua trái phiếu của doanh nghiệp uy tín, mua chứng chỉ quỹ đầu tư. Những bạn ít tiền, và muốn tiện lợi, một tài khoản mua nhiều Chứng chỉ quỹ, được tự lựa chọn cấu trúc đầu tư phù hợp thì có thể mua tại Finhay" ông Chánh kết luận trong bài chia sẻ.

P/S: Bạn quét QR phía trên để tìm hiểu, cài đặt và bắt đầu tích lũy nhé

Ánh Dương

  Theo Nhịp sống kinh tế

7/8/2021: Kiểm chứng sau 1 năm tham gia đầu tư thử với Finhay, 3 tài khoản với vốn đầu tư 1tr đã tăng 17-27% năm


Bạn thử chứ??? Quét QR phía trên hoặc Link cài https://bit.ly/2WVvRph

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2020

Lá thư 86 chữ của Gia Cát Lượng gửi con trai

Lá thư 86 chữ của Gia Cát Lượng gửi con trai, gói trọn trí tuệ 1800 năm trước tới nay vẫn còn nguyên giá trị: Hiểu thấu giúp cải biến vận mệnh đời mình!

Để có thể sống yên ổn trong xã hội đầy biến động này, để tìm được sức mạnh vượt qua nghịch cảnh cuộc sống, hãy ghi nhớ 9 bài học này từ bậc thầy Gia Cát Lượng.

Lá thư tinh tuý hàm chứa đạo lý làm người 

Một phong thư ngắn mà Gia Cát Lượng để lại cho con trai là những từ ngữ rất tinh túy, khuyên răn và cảnh báo con về đạo lý làm người. Đến hôm nay, bức thư ngắn đã viết từ hơn 1.800 năm trước này vẫn còn nguyên giá trị.

Thư Gia Cát Lượng gửi con trai:

"Nết người quân tử, tĩnh để tu thân, kiệm dùng dưỡng đức.

Không đạm bạc chí chẳng sáng soi, không tĩnh tâm tiến xa chẳng nổi.

Học cần tâm tĩnh, tài cần phải học.

Không học, tài chẳng mở mang, không chí, chẳng thành nghiệp học.

Biếng nhác ắt chẳng thể tinh thông, nóng nảy sao tu thành tâm tính.

Tháng ngày vùn vụt, ý chí qua đi, thân đã già nua, chưa hiểu sự đời.

Nhà rách sầu bi, hối thì đã muộn".

Nguyên văn:

Phù quân tử chi hạnh, tĩnh dĩ tu thân, kiệm dĩ dưỡng đức.

Phi đạm bạc vô dĩ minh chí, phi ninh tĩnh vô dĩ trí viễn.

Phù học tu tĩnh dã, tài tu học dã.

Phi học vô dĩ quảng tài, phi chí vô dĩ thành học.

Đãi mạn tắc bất năng lệ tinh, hiểm táo tắc bất năng trị tính.

Niên dữ thời trì, ý dữ tuế khứ, toại thành khô lạc, đa bất tiếp thế.

Bi thủ cùng lư, tương phục hà cập!

Để có thể sống yên ổn trong xã hội đầy biến động này, để tìm được sức mạnh vượt qua nghịch cảnh cuộc sống, hãy ghi nhớ 9 bài học này từ bậc thầy Gia Cát Lượng.

Những bài học ẩn chứa phía sau lá thư 86 chữ của Gia Cát Lượng

Bài học thứ 1: Bài học về sự tĩnh tâm

Ông khuyên con cần phải tĩnh mới có thể tu dưỡng tâm và thân, tĩnh giúp tinh thần sáng suốt.

Nếu không thể tĩnh tâm được, thì không thể lập kế hoạch hữu hiệu cho tương lai. Hơn nữa, điều kiện quan trọng hàng đầu của học tập, chính là môi trường yên tĩnh.

Con người ngày nayi, đại đa số là bận rộn cả ngày. Trong lúc bận rộn, chúng ta nên tĩnh tâm lại, suy nghĩ hướng đi cuộc đời mình.

Bài học thứ 2: Bài học tiết kiệm 

Ông khuyên con cháu trau rồi đức hạnh của mình. Chi tiêu có nguyên tắc không chỉ giúp thoát khỏi cảnh nợ nần mà còn có thể sống được trong hoàn cảnh đạm bạc và không trở thành nô lệ của vật chất.

Ông khuyên, trong cuộc sống nhân sinh nên sống đạm bạc, tiết kiệm, đừng xem trọng danh vọng và tiền tài. Để biết được mục đích chân chính của đời người cần phải có nội tâm tĩnh tại. Có vậy mới có thể cẩn thận lập kế hoạch cho tương lai.

Bài học thứ 3: Sức mạnh của kế hoạch

"Không đạm bạc chí chẳng sáng soi, không tĩnh tâm tiến xa chẳng nổi".

Gia Cát Lượng khuyên răn con trai phải lên kế hoạch cho cuộc đời, không được việc gì cũng cầu danh lợi, thì mới có thể hiểu rõ được chí hướng của mình. Cần phải tĩnh tâm lại, mới có thể lập kế hoạch cẩn thận chi tiết cho tương lai.

Đối diện với tương lai, chúng ta có lý tưởng không?

Chúng ta có sứ mệnh không? Chúng ta có giá trị quan của riêng mình không?

Bài học thứ 4: Sức mạnh của học tập

Gia Cát Lượng khuyên răn con trai, yên tĩnh có tác dụng lớn đối với học tập, đương nhiên cần phối hợp với cảnh giới tâm hồn tĩnh lặng, chuyên chú, thì đạt được hiệu quả gấp bội. Gia Cát Lượng không phải là tín đồ của thuyết thiên tài, ông tin tưởng tài năng là kết quả của học tập, tu dưỡng.

Chúng ta có toàn tâm toàn sức học tập chưa?

Chúng ta có tin tưởng nỗ lực học tập mới có thành tựu không?

Chúng ta có quyết tâm tu dưỡng phẩm hạnh trở thành tài đức vẹn toàn không?

Bài học thứ 5: Sức mạnh của giá trị gia tăng

Gia Cát Lượng khuyên răn con trai muốn có giá trị gia tăng thì trước tiên phải lập chí, không sẵn lòng nỗ lực học tập, thì không thể phát triển tài năng của mình được. Trong quá trình học tập thì quyết tâm và nghị lực vô cùng quan trọng, vì thiếu ý chí thì sẽ giữa đường đứt gánh.

Trong quá trình học tập, sự quyết tâm và kiên trì là điều rất quan trọng. Bởi vì nếu thiếu ý chí, bạn rất có thể bỏ dở giữa đường. Đạo lý này thật sự có bao nhiêu người học được? Chúng ta thử nghĩ xem: người hăng hái bốc đồng làm thì nhiều, kẻ kiên trì đến cuối thì ít.

Bài học thứ 6: Sức mạnh của tốc độ 

Cần nắm chắc tốc độ thì mới có thể vượt thời gian. Ông khuyên rằng, không nên cứ trì hoãn một việc nào đó mà cần nắm chắc việc cần làm.

Thời đại hiện nay là thời đại của công nghệ máy tính, hiệu suất công việc rất được coi trọng. Trí tuệ của 1.800 năm trước vẫn còn hữu dụng.

Bài học thứ 7: Sức mạnh của nhân cách

Khống chế được sự nóng nảy là đang trong quá trình rèn nhân cách. Ông khuyên con rằng nếu dễ dàng xao động thì không thể hun đúc được tính kiên nhẫn, nếu nóng nảy thì sẽ không thể tu tâm dưỡng tính được.

Các nhà tâm lý học cũng nói: "Tư tưởng ảnh hưởng đến hành vi, hành vi ảnh hưởng đến thói quen, thói quen ảnh hưởng đến tính cách, tính cách ảnh hưởng đến vận mệnh".

Gia Cát Lượng hiểu rõ trong cuộc đời cần phải cân bằng rất nhiều thứ, phải "tinh thông", cũng phải "tu tâm dưỡng tính".

Bài học thứ 8: Sức mạnh của thời gian

Thời gian qua đi suy nghĩ sẽ trì trệ. Gia Cát Lượng khuyên rằng, ý chí sẽ giảm sút theo thời gian. Có câu rằng: "Trẻ không gắng học hành, về già mới bi thương".

Quản lý thời gian là một khái niệm quản lý hiện đại. Mỗi ngày chỉ có 24 giờ, không hơn không kém, chỉ có bản thân mỗi người dùng mỗi giây phút ấy như thế nào. Bạn hãy suy nghĩ một chút xem, những năm tháng qua bản thân có biết trân quý thời gian không?

Bài học thứ 9: Sức mạnh của trí tưởng tượng

Sức mạnh trong niềm vui của trí tưởng tượng cũng sẽ như lá khô rơi rụng, không thể thu giữ, chỉ có nỗi bi thương còn đọng lại.

Gia Cát Lượng khuyên răn con trai, thời gian như bóng câu qua cửa sổ, khi mình già nua, lỗi thời, không theo kịp sự thay đổi của thời cuộc, mới đau thương than vãn bỏ lỡ tháng ngày, hối hận, muốn làm lại cũng không kịp nữa. Cần hiểu "Cư an tư nguy" (khi bình an phải nghĩ đề phòng lúc nguy nan), thì lúc lâm nguy sẽ không rối loạn.

Trí tưởng tượng có sức mạnh không thua kém tri thức. Chúng ta nên nghĩ từ cái lớn, nhưng bắt tay vào làm từ cái nhỏ, làm việc thiết thực, lập kế hoạch cho cuộc đời mình.

Theo Hoa Chanh

Nhịp Sống Kinh Tế

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2020

5 nguyên tắc quản lý tiền bạc ai cũng phải hiểu rõ trước tuổi 30


5 nguyên tắc quản lý tiền bạc ai cũng phải hiểu rõ trước tuổi 30 nếu muốn nắm chắc phần thắng trong "trò chơi làm chủ cuộc đời"

Những người càng sớm hiểu về những nguyên tắc quản lý tiền bạc và áp dụng chúng vào thực tế, sẽ càng biết cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn và xây dựng khối tài sản khổng lồ trong tương lai.


Khi còn trẻ, đối với nhiều người, quản lý tiền bạc vẫn còn là một khái niệm khá mơ hồ. Họ không biết làm thế nào để kiếm được nhiều tiền hơn; làm sao để tiêu ít hơn; phải tiết kiệm ra sao; và quản lý tiền bạc như thế nào. Đó là một vấn đề lớn.
Thực tế, những người càng sớm hiểu về những nguyên tắc quản lý tiền bạc và áp dụng chúng vào thực tế, sẽ càng biết cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn và xây dựng khối tài sản khổng lồ trong tương lai. Dưới đây là 5 điều bạn nên biết về tiền bạc trước khi bước sang tuổi 30 nếu muốn lập thân, lập nghiệp thành công trong thời hiện đại:

1. Trước 30 tuổi, tài khoản tiết kiệm ít nhất phải đủ phí sinh hoạt trong 3 tháng
Một trong những quy tắc đầu tiên bạn nên biết trước khi 30 tuổi là bạn nên có tiền tiết kiệm đủ để chi trả cho ba tháng sinh hoạt trong tài khoản tiết kiệm. Giả sử mỗi tháng bạn chi tiêu hết 3.000 USD cho các chi phí như thuê nhà, thực phẩm, đi lại... thì bạn nên tiết kiệm ít nhất 9.000 USD trong tài khoản ngân hàng trước khi nghĩ đến việc đầu tư.
2. Cách nhanh nhất để bắt đầu tiết kiệm và đầu tư tiền là "tự đánh thuế chính mình"
Khi bạn đang cố gắng xây dựng sự giàu có và kiếm nhiều tiền hơn thì thói quen quản lý tiền bạc quan trọng hơn là những khoản đầu tư nhanh chóng. Mọi người thường mắc sai lầm khi nghĩ về việc phải kiếm tiền một cách nhanh chóng.
Trong khi đó, điều bạn cần làm là học cách kỷ luật với bản thân trước tiên. Trong cuốn sách Cold Hard Truth On Men, Women, and Money: 50 Common Money Mistakes and How to Fix Them, tác giả Kevin O'Leary đã chỉ ra rằng cách tốt nhất để quản lý tài chính cá nhân là "tự đánh thuế chính mình".
Khi Chính phủ quyết định đánh thuế bạn 100 USD mỗi tháng, thì bằng cách nào đó bạn sẽ tìm ra cách để trả số tiền này. Bạn có thể sẽ ít ra ngoài ăn hơn, mua sắm ít hơn, hoặc hạn chế một số nhu cầu giải trí cá nhân. Bạn sẽ tìm ra cách để dành ra số tiền đó, vì vậy hãy nghiêm khắc với bản thân và coi số tiền phải tiết kiệm là một "khoản thuế" bạn phải đóng.

3. Cuộc sống là một "trò chơi" tích lũy và sử dụng các nguồn lực - điều đó có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ muốn mạo hiểm với nhiều hơn số tiền mà bạn sẵn sàng để mất
Cách mà những người giàu có kiếm tiền thực sự là họ quan niệm về tiền khác với số đông còn lại. Họ không chỉ xem tiền là thứ mà họ có, thay vào đó, họ coi đó là nguồn lực họ sử dụng để gia tăng tài sản tích lũy. Khi bạn đã tiết kiệm được 3 tháng chi phí sinh hoạt, bạn có thể bắt đầu "trò chơi đầu tư".

Một số người thích an toàn và chỉ mua cổ phiếu của các công ty đáng tin cậy. Trong khi một số khác bỏ tiền vào những công ty mà họ nghĩ có tiềm năng phát triển trong 3 đến 5 năm tới. Và một số thực sự muốn thử vận may với các công ty mang tính xu hướng, và sẵn sàng chấp nhận rủi ro đi kèm với những lợi ích tiềm năng đó.
Tất cả những cách tiếp cận đầu tư này đều khả thi, điều quan trọng là bạn có khả năng chịu những rủi ro đầu tư tới đâu. Các quyết định khác nhau mà bạn đưa ra sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn.

4. Nếu muốn tăng nguồn lực đầu tư, thì hãy đa dạng nguồn thu nhập
Có hai cách để tăng nguồn lực dành cho các khoản đầu tư: Một là kiếm thêm tiền; và hai là chi tiêu ít đi. Lý tưởng nhất là tìm cách thực hiện cả hai việc này cùng một lúc. Ví dụ, mỗi tháng tôi tổng kết bảng sao kê thẻ tín dụng của mình để đánh giá các khoản chi tiêu cá nhân. Tôi tìm mọi cách để cắt giảm những khoản chi tiêu không thực sự cần thiết và tiết kiệm nhiều nhất có thể.

5. Khi bạn có tiềm lực tài chính ổn định, hãy sẵn sàng "mạo hiểm"
Trong nhiều năm, tôi đã tự hỏi mình rằng khi nào thì tôi nên đầu tư vào bất động sản? Sự thật là, cả "trò chơi đầu tư" này đều là những cách tích lũy tài sản đòi hỏi trình độ chuyên môn rất khác nhau. Sẽ thật là ngây thơ nếu bạn nghĩ rằng mình có thể tham gia vào đầu tư bất động sản hay bỏ tiền vào các công ty khởi nghiệp với số vốn tối thiếu mà không có kiến thức chuyên môn.
Thay vào đó, bạn nên tập trung vào việc xây dựng tiềm lực tài chính mạnh mẽ cho chính mình, một nền tảng cho phép bạn chơi những trò chơi đầu tư đầy rủi ro mà không bị đuối sức.
Mọi lời khuyên tôi nhận được từ các nhà đầu tư bất động sản sở hữu danh mục tài sản cho thuê khổng lồ, cho đến các nhà đầu tư thiên thần đã tham gia vào các công ty khởi nghiệp thành công, là họ đều lường trước những rủi ro có thể xảy ra và sẵn sàng tham gia vào các trò chơi mà ranh giới giữa được và mất khá mong manh.
Họ sẵn sàng đánh cược, hoặc là mất tiền; hoặc là thu về rất nhiều tiền. Đó là sự đánh đổi. Rủi ro cao hơn, và phần thưởng sẽ cao hơn. Nếu bạn sẵn sàng cho trò chơi này, thì hãy bắt đầu. Còn nếu những thiệt hại sẽ là quá sức với bạn, vậy thì bạn không sẵn sàng chơi trò chơi đó.

*Theo chia sẻ của Nicolas Cole - nhà sáng lập công ty thương hiệu cá nhân Digital Press, cây bút chuyên nghiệp về lĩnh vực doanh nhân, năng suất làm việc và phát triển cá nhân.


Học được “nghệ thuật tiêu tiền”, bạn mới mong giàu nhanh

Học được “nghệ thuật tiêu tiền”, 
bạn mới mong giàu nhanh

Tiền bạc nên là người bạn tốt của cuộc sống, chúng ta dùng nó để phục vụ và nâng cấp cho cuộc sống của mình. Đừng tiêu sài quá hoang phí, nhưng cũng đừng quá tiết kiệm. Vậy phải tiêu tiền như nào mới không làm mình tủi thân, và để làm sao sống một cuộc sống tốt đẹp hơn?

Sống không tốt, có phải vì nghèo?
Tin rằng có rất nhiều người từng tự hỏi mình câu hỏi này, và đáp án có lẽ chỉ cũng chỉ có một: không.
Tiền bạc chỉ là một phần của cuộc sống, nó không bao giờ có thể quyết định toàn bộ cuộc sống của một người, một cuộc sống chất lượng không phải là một lâu đài trống rỗng chất đống bởi một loạt những tiêu dùng theo hứng.
Tiền bạc nên là người bạn tốt của cuộc sống, chúng ta dùng nó để phục vụ và nâng cấp cho cuộc sống của mình. Đừng tiêu sài quá hoang phí, nhưng cũng đừng quá tiết kiệm.
Vậy phải tiêu tiền như nào mới không làm mình tủi thân, và để làm sao sống một cuộc sống tốt đẹp hơn?
Đáp án nằm trong cuốn sách mang tên "Mind Over Money: the psychology of money and how to use it better" (Tạm dịch: "Nghệ thuật tiêu tiền") mà hôm nay tôi muốn chia sẻ với các bạn.
Tác giả của cuốn sách, Claudia Hammond là một tác giả người Anh, người dẫn chương trình truyền hình không thường xuyên và người dẫn chương trình phát thanh thường xuyên với BBC World Service và BBC Radio 4. Dựa trên nghiên cứu mới nhất về thần kinh học, tâm lý học và sinh học, cuốn sách này cho thấy mối quan hệ giữa con người và tiền bạc, đồng thời phân tích sâu sắc tác động của tiền bạc đối với hành vi của con người. Nó cũng cung cấp một phương pháp rất hiệu quả giúp chúng ta đưa ra những quyết định tốt hơn.
Bí mật đằng sau giá cả
Muốn hiểu được những kĩ năng tiêu tiền, trước tiên phải hiểu các quy tắc định giá của nhà bán hàng.
Hãy sử dụng các ví dụ trong cuốn sách làm ví dụ minh họa.
Giả sử chúng ta đi mua một chiếc laptop, trong cửa hàng dường như có vô số loại máy cho chúng ta lựa chọn.
Nhưng nhìn kĩ lại, bạn sẽ phát hiện, chỉ có 3 loại máy tính mà bạn cần.
- Loại 1: hợp thời trang và đẹp, bạn rất thích nó và nó cũng rất phù hợp với gu bạn. Nhưng thật không may, giá vượt xa ngân sách của bạn.
- Loại 2: giá cả thấp hơn, dung lượng lưu trữ của ổ cứng quá nhỏ và bộ xử lý tương đối chậm.
- Loại 3: hơi tốn kém, thiết kế đơn giản, sắc nét và dung lượng lưu trữ lớn.
Bạn sẽ chọn loại nào?
Chắc chắn là loại thứ 3 phải không?
Nhưng nghiên cứu cho thấy, thực ra, quyết định của bạn không dễ dàng để có thể đưa ra như vậy. Bởi vì nhà bán hàng luôn có những mánh khóe trong việc sắp xếp hàng hóa.
Họ biết rằng rất ít khách hàng sẽ mua một chiếc laptop đắt tiền, nhưng đặt nó cạnh loại máy tính thứ 3 sẽ khiến mọi người phân vân và bị dao động.
Nếu là một khách hàng lý tính, tự nhiên bạn sẽ đưa ra được lựa chọn, bởi dẫu sao thì loại 3 cũng nằm trong tầm ngân sách của bản thân; nhưng nếu là khách hàng cảm tính, bạn sẽ khó khăn trong việc đưa ra lựa chọn, đặc biệt là với người trẻ sành điệu hiện nay, họ có xu hướng chọn chiếc máy loại 1 nhiều hơn.
Cũng giống như khi bạn đi mua nhà, người môi giới sẽ dẫn bạn đi xem hai căn phù hợp với giá cả mà bạn mong muốn. Sau đó vẫn sẽ đưa bạn đi xem căn phòng với mức giá mà bạn không trụ được, và họ sẽ nói rằng mình vô ý, và anh có thể xem xem rồi so sánh một chút, cũng chẳng mất gì.
Sở dĩ đưa bạn đi xem những căn phòng mà bạn không mua được, đó là bởi vì họ muốn thay đổi quan điểm về giá cả và những căn nhà có giá cả phải chăng. Nhưng, dù căn phòng có giá cả phải chăng còn nhiều điểm chưa tốt, thì nó vẫn lại thực sự thích hợp với chúng ta hơn những căn phòng đắt đỏ hơn.
Còn cái này được gọi là "hiệu ứng chiết trung". Chỉ khi chúng ta hiểu được mục đích của nhà bán hàng, chúng ta mới hiểu ra được rằng vì sao mình không nhất định phải mua những thứ đắt nhất.
Vì vậy, các bạn thân mến, nếu bạn không có ý định mua những món đồ đắt đỏ, vậy thì khi bước vào trung tâm thương mại, chúng ta cũng không được phép dao động, cố gắng bỏ qua những thứ tương tự, đặc biệt là những món hàng to lớn và nổi bật. Hiểu được nguyên tắc định giá của doanh nghiệp, và nguyên tắc trưng bày hàng của họ, vậy thì trong những lần mua sắm sau, chúng ta sẽ bớt được cho mình một số tiền kha khá đồng thời cũng không phải hối hận về sau này.
Tiết kiệm cũng có thể trở nên giàu có
Mặc dù cuốn sách này nói về nghệ thuật tiêu tiền, nhưng trong sách cũng đề cập tới một quan điểm, gọi là tiết kiệm làm giàu, ý muốn nói tiết kiệm cũng có thể ta trở nên giàu có.
Tất nhiên, tiết kiệm, cất tiền, không có nghĩa là đem tất cả thu nhập cất đi, mà là khi tiêu phải có kế hoạch, có mục tiêu, đồng thời cất tiết kiệm những chi tiêu không cần thiết, giữ lại một phần tiền để tiết kiệm.
Tác giả cuốn sách nói như này: muốn không phải chịu khổ, bạn không chỉ cần biết cách kiếm sao cho đủ tiền mà phải còn biết cách lưu trữ đủ tiền cho nhu cầu trong tương lai, và còn phải hiểu làm sao để đầu tư và chi tiêu cho hợp lý.
Nhưng trong cuộc sống, tiết kiệm là một điều vô cùng khó khăn. Tủ quần áo luôn thiếu thiếu một chiếc áo nào đó, tủ giày luôn thiếu đi đôi giày màu này, ngoài ra, trong nhà cần những đồ này, con cái cần những thứ này….
Có một nhóm người được gọi là "tộc tiêu hoang", họ trước giờ không bao giờ tiết kiệm, khi được hỏi vì sao không tiết kiệm, phần lớn đáp án sẽ là, giờ chưa cần thiết, sau này nhất định sẽ tiết kiệm, hay đợi kiếm được nhiều tiền hơn nhất định sẽ tiết kiệm…
Họ luôn cho rằng sau này mình sẽ tiết kiệm được tiền, nhưng trong sách nói, điều này là không thể. Bởi lẽ càng kiếm được nhiều, bạn sẽ càng tiêu nhiều. Vì vậy, bạn sẽ không ngừng trì hoãn kế hoạch tiết kiệm của mình lại.
Nếu cảm thấy tiết kiệm tiền khó khăn, hoặc cho rằng không có đủ tiền để tiết kiệm, vậy thì hãy bắt đầu từ những điều đơn giản nhất.
Cuốn sách có đưa ra một phương pháp, tính khả thi là rất lớn, đó chính là, tiết kiệm phần lương được tăng. Ví dụ, tháng trước bạn chỉ được 7 triệu, tháng này bạn được 7,5 triệu, vậy bạn có thể tiết kiệm 500 ngàn, lương càng tăng nhiều thì số tiền tiết kiệm được sẽ càng lớn.
Có thể bạn sẽ cảm thấy 500 ngàn là một số tiền ít ỏi, nhưng có một cụm từ gọi là hiệu ứng lãi kép. Mỗi tháng tích một chút, 10 năm sau, người không tiết kiệm và người kiên trì tiết kiệm mỗi tháng sẽ có khoảng cách rất lớn.
Tất nhiên, điều này cũng có thể được áp dụng cho đầu tư. Tiền gốc càng lớn, thời gian đầu tư càng dài và lợi tức đầu tư càng cao thì hiệu quả của lãi kép sẽ càng rõ ràng, đơn cử như việc lãi suất hàng năm rõ ràng cao hơn lãi suất hàng tháng.
Hình thành cho mình thói quen tiết kiệm tiền, học hỏi kiến ​​thức quản lý và đầu tư tài chính, lâu dần, lợi nhuận sẽ càng lớn.
Bất luận có giàu có tới đâu, chúng ta cũng không thể có được mọi thứ. Vì vậy, nếu tập trung vào những điều mang lại cho ta nhiều niềm vui nhất, bạn sẽ có nhiều khả năng tận hưởng và cải thiện cuộc sống của mình hơn.
Biết tiêu tiền cũng là một loại năng lực
Hiển nhiên, tiết kiệm tiền là điều quan trọng, nhưng tiêu dùng một cách hợp lý cũng có thể tăng cảm giác hạnh phúc của chúng ta. Muốn học cách làm sao tiêu tiền, trước tiên phải cự tuyệt "tư duy người nghèo".
Thế nào là tư duy người nghèo? Đó chính là những thứ cũ dùng tới khi nát rồi mới nỡ vứt đi, không bao giờ sẵn sàng chi tiền cho bất kỳ phương pháp nào giúp tiết kiệm thời gian và cải thiện hiệu suất, và tự nhiên cũng chẳng thèm chú ý đến chất lượng cuộc sống. Sẵn sàng sống trong tình trạng khốn khó và luẩn quẩn, không muốn tiêu tiền, sau tất cả, tiết kiệm tiền là điều quan trọng nhất trong cuộc sống.
Có một ví dụ như sau.
Bình nóng lạnh của nhà A. bị hỏng, không có nước nóng để tắm. Mỗi lần A. về nhà nói với mẹ mua cái mới, mẹ đều nói không: "Không cần mua, mẹ đun nước một tý là xong, không cần phí tiền."
Cứ như vậy, mẹ lúc nào đi đun nước, trông vừa thương vừa mệt.
Mẹ cho rằng, giờ mẹ nghỉ hưu ở nhà, thời gian không làm ra tiền được nữa, đun nước tắm là được rồi. Khi mùa đông tới, đun nước nóng tắm quả thực rất lạnh.
Cả một màu đông, trước tiên là bố bị cảm, rồi tiếp theo là mẹ lây, tới lúc này mẹ mới nhận ra được tầm quan trọng của bình nóng lạnh.
Chỉ từ một chuyện nhỏ dẫn tới bao nhiêu hệ lụy sau đó. Mà nguồn gốc lại chính là tâm lý không nỡ tiêu tiền. Hoặc là nói tiêu tiền làm mẹ cảm thấy có lỗi.
Thời đại đang thay đổi, quan điểm tiêu dùng của chúng ta cũng cần thay đổi theo, đặc biệt là phụ nữ. Để gia đình sống một cuộc sống chất lượng, cần kịp thời tìm hiểu thông tin của hàng hóa, rồi sau đó xem xem đâu là thứ phù hợp với nhu cầu của gia đình trước mắt. Số tiền chúng ta bỏ ra, thực ra chính là chất lượng cuộc sống.
Những vật dụng thường dùng, nhất định phải sắm sửa đầy đủ. Chẳng hạn như mỹ phẩm, những thứ bôi lên mặt, phải mua đồ xịn. Điện thoại và máy tính, cũng phải mua đồ tốt, không nhất thiết phải mua theo trào lưu, làm như vậy, vừa tiết kiệm được thời gian, vừa nâng cao được hiệu suất.
Tiền tiêu cho sức khỏe cũng không được phép tiết kiệm.
Bất kể tình trạng kinh tế ra sao, mỗi năm đều cần phải đưa mình và gia đình đi khám sức khỏe tổng quát, cũng cần thường xuyên nhắc nhở bản thân, nếu không thấy khỏe, phải đi viện kiểm tra.
Mỗi tuần kiên trì vận động, tập thể dục nửa tiếng tới một tiếng, có thể giảm thiểu nguy cơ béo phì, còn có thể phòng ngừa được rất nhiều bệnh tật. "Phòng" luôn dễ dàng hơn "trị".
Nguyên tắc quan trọng nhất khi tiêu tiền đó là phải hiểu "bạn tiêu tiền ra và bạn muốn có lại được cái gì."
Tiền không phải thứ quan trọng nhất, nhưng nó quả thực có thể đổi lại nhiều thứ vô cùng quan trọng.
Có một câu chuyện như sau, có một cô gái luôn cảm thấy rất tự ti bởi xuất thân bình thường của mình, mỗi lần trông thấy cái cô gái khác ăn mặc đẹp đẽ, đi đôi giày đẹp hay đeo những chiếc túi xách đắt tiền, cô đều trầm ngâm.
Cứ như vậy, càng ngày càng thấy tự ti, đấu tranh tâm lý vô cùng mạnh mẽ. Cô ấy chỉ còn biết cách tiết kiệm tiền mỗi tháng, cộng với tiền thưởng cuối năm. Tới cuối năm, cô cuối cùng cũng mua được cho mình một chiếc túi và một chiếc áo hàng hiệu.
Cô ấy nghĩ, mình cuối cùng cũng có thể hòa nhập vào nơi phố thị hào nhoáng này. Khát vọng và kì vọng cuối cùng cũng được thỏa mãn, nhưng cô gái này lại không vui như cô từng tưởng tượng.
Dẫu sao thì việc khiến chúng ta vui vẻ thực sự không phải là có được thứ gì đó, mà là có thể tự do tự tại dùng chúng.
Ngày thứ hai, khi cô mặc chiếc áo và đeo túi xách mới, cô phát hiện ra mình căn bản là không dám dùng, sợ làm hỏng nó. Đến công ty, dù các đồng nghiệp ai cũng khen rồi nhìn cô với ánh mắt ngưỡng mộ, nhưng bản thân cô lại không thấy hài lòng.
Thực ra, quần áo có đắt đỏ tới đâu, tới năm thứ hai, rồi bạn cũng sẽ phát hiện ra, bạn đã không còn thích nó nữa. Hơn nữa, một bộ quần áo, chỉ có thể mặc được một mùa. Túi xách có đắt tiền tới đâu, cũng không thể giúp bạn có được sự tôn trọng và đánh giá cao của người khác.
Sau khi về tới nhà, cô phát hiện ra, cảm giác tự hào mà chiếc áo mang lại cho cô đang dần dần biến mất, còn những vấn đề của cuộc sống thì vẫn cứ bày ra trước mắt. Bởi lẽ căn phòng cô trọ có phần cũ kĩ, điều hòa cũng không còn dùng tốt, kêu rất to, nhiều khi còn rỉ nước.
Cô không thể yên tĩnh nghỉ ngơi, gọi điện cho chủ nhà, bên đó cũng chỉ hứa tới sửa, nhưng lại chẳng có hành động thiết thực nào. Cô chỉ có thể tự dùng tiền của mình đổi cái mới.
Buổi tối hôm đó, cô ngủ rất ngon, lúc này cô mới ý thức được rằng, hạnh phúc thực sự, không phải là đồ mình mua có đắt hay không, mà là, mình có thực sự cần nó hay không.
Có một vài thứ tồn tại chỉ vì muốn khỏa lấp sự hư vinh, hào nhoáng của bạn. Còn có những thứ quả thực có thể đem lại cho bạn sự tiện lợi và thoải mái.
Nghệ thuật tiêu tiền, là dùng tiền để đổi lấy sự ổn định và thoải mái sâu trong tận nội tâm.
Biết tiêu tiền, cũng là một loại năng lực. Bởi lẽ tiền bạc, ngoài giá trị bản thân của nó ra, nó còn đại diện cho một loại tài nguyên, một loại vốn.
Sắp xếp và nắm bắt hợp lý dòng vốn này, bạn mới có được một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Phụ nữ ý à, càng cần phải biết cách sử dụng những thứ và điều tốt đẹp đi nuôi dưỡng bản thân và gia đình, nhưng cũng đừng để mình quá bị gánh nặng bởi tiền bạc.
Có người từng nói: "Hình thành được thói quen tốt, cả đời thu lợi; nuôi dưỡng nên thói quen xấu, cả đời chịu thiệt, muốn thay đổi cũng không dễ dàng."
Vì vậy, chúng ta cần bồi dưỡng cho mình thói quen tốt, đó là biết cách tiêu tiền, nhưng đồng thời cũng phải biết cách tiết kiệm tiền.
Theo Như Quỳnh
Báo dân sinh

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2020

Tiết kiệm không phải vì nghèo

Tiết kiệm không phải vì nghèo! 
24 thói quen tài chính sau sẽ có lợi cho bạn đến suốt đời

Nói theo cách đánh trận, tiết kiệm chính là "thủ", đầu tư là "công". Hai việc trong ngoài đều hợp nhất cùng phát triển, làm giàu sẽ không khó!


1. Lập thói quen để tiền sinh hoạt dự bị
Mục đích của tiền sinh hoạt dự bị chính là để ứng phó cho những tình huống khẩn cấp xảy ra bất ngờ trong cuộc sống, nên để dành dư dả khoản từ 3 – 6 tháng tiền sinh hoạt phí.


Xem thêm: Tiền sinh hoạt dự phòng
2. Tiền "bảo mệnh" tuyệt đối không được lấy ra đầu tư
Số tiền được dùng làm sinh hoạt phí từ 3 - 5 năm tới được gọi là "tiền bảo mệnh". Tuyệt đối không được làm liều dùng nó để đầu tư hết. Bình thường nhiều người sẽ đem nó gửi tiết kiệm, mặc dù tiền lời ít, nhưng an toàn cho cả nhà là tất cả.
3. Mỗi tháng tính toán tiết kiệm tiền
Đừng mơ màng nghĩ đến việc "chỉ một đêm liền giàu". Người ta tích lũy tài phú đều là tính theo từng giờ, từng ngày. Mỗi tháng nên đề ra kế hoạch tích lũy một phần từ tiền thu nhập, số tiền còn lại dùng để làm sinh hoạt phí và đầu tư.
4. Hiệu quả của tích lũy và đầu tư đều song hành
Nếu không tích lũy, tuyệt đối sẽ không thể trở thành người giàu được. Tiết kiệm là thói quen tốt, nhưng không chỉ chờ có dư mới bỏ ống heo, mà nên có kế hoạch hợp lý.
Nói theo cách đánh trận, tiết kiệm chính là "thủ", đầu tư là "công". Hai việc trong ngoài đều hợp nhất cùng phát triển, làm giàu sẽ không khó!
Nhưng nên nhớ, thời gian là tiền bạc, nên sớm trân trọng học cách tích lũy và đầu tư càng sớm càng tốt.
5. Lấy "tiền nhàn rỗi" đi đầu tư
Số tiền dư dả, không cần dùng đến, cũng không nằm trong kế hoạch tiết kiệm hay sinh hoạt phí, vậy hãy dùng nó để đầu tư. Dù có lỗ, cũng không ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình. Nhưng trước tiên hãy nên chọn những loại hình đầu tư ổn định, mang tính an toàn cao.
6. Bảo toàn tiền vốn
Nguyên tắc thứ nhất của đầu tư, chính là tuyệt đối không được làm ăn lỗ vốn; nguyên tắc thứ hai trong đầu tư, chính là nhất định phải kiên trì làm theo nguyên tắc thứ nhất, không được làm mất tiền vốn.
Có thể bảo toàn tiền vốn đã xem như là biết kiếm tiền.
7. Mỗi tờ tiền đều phải dùng hợp lý
Hiện tại, dân số bùng nổ ngày càng đông đúc, giá nhà, giá xe, giá hàng hóa và vật phẩm tiêu dùng ngày càng tăng, kiếm tiền thật sự không dễ dàng. Thế nên, đừng tùy tiện tiêu tiền vô ích. Nếu đã kiếm tiền không dễ, hãy học cách tiêu tiền cũng "không dễ".
Trước khi muốn mua sắm cái gì, hoặc muốn đầu tư vào đâu, nên cân nhắc thật cẩn thận rồi đưa ra một lựa chọn sáng suốt.
8. Tiết kiệm tiền là tất yếu, nhưng sống cũng là điều tất nhiên
Trong cuộc sống, tiết kiệm là điều tất yếu để góp phần làm giàu, nhưng tiền đề là chúng ta phải bảo đảm được chất lượng và nền tảng cơ bản của cuộc sống. Đừng cố nhét ống tiết kiệm cho "heo" ăn rồi bản thân cả ngày lại không dám ăn cái gì.
Có người tiết kiệm đến nỗi cả năm ăn thịt cá chỉ được vài lần, làm vậy chỉ tổ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tiền cần xài đúng chỗ thì hãy xài, tiền không cần xài mới dùng tiết kiệm.
9. Tuyệt đối không lãng phí
Bạn mua món đồ đó, lý do là vì "cần", chứ đừng vì "đẹp" hoặc "đang giảm giá". Trước khi bỏ tiền ra mua cái gì nên đắn đo suy nghĩ trước, đừng vì một phút thích thú nhất thời mà lãng phí rồi mua về lại không dùng tới.
Học lối sống tối giản, kiểm soát "bản năng thiên tính" thích mua sắm, bạn sẽ dư được một khoảng tiền lớn.

Xem thêm: Mua sắm và Tích lũy 
10. Tiền lãi
Số tiền lãi thu được sau khi đầu tư chính là số vốn mới trong mắt những người giàu có. Hãy tận dụng nó một cách khoa học và đúng đắn.
11. Dựa vào "nguồn thường thức" kiếm tiền
Nếu bạn có một ánh mắt quan sát tốt và bộ óc phân tích sắc sảo, hãy tập trung tìm sự bất biến trong những thứ đang biến hóa để đưa ra lựa chọn đầu tư phù hợp với thị trường.
12. Nền tảng của đầu tư
Nhiệt tình và thời gian là chất xúc tác trực tiếp để đầu tư thành công. Bạn không thể chỉ nhìn cái lợi trước mắt, hãy xem xét đến lợi nhuận của cả hiện tại và tương lai, đừng cố chấp mạo hiểm chọn đầu tư những sản phẩm bản thân không nắm chắc chỉ vì muốn đặt cược tất cả vào món lợi lớn.
13. Theo đuổi tri thức
Trong sách có chứa ngàn vàng, hãy đọc nó và học hỏi những điều bạn chưa thấy được từ cuộc sống. Từ những kiến thức đó, bạn sẽ thu hoạch được trí tuệ, có trí tuệ mới dễ theo đuổi tài phú. Chúng ta phải luôn không ngừng học hỏi những kiến thức về đầu tư tài chính.
14. Tin tức chính là sự giàu có
Hãy luyện cho bản thân có một khả năng dự đoán, thu thập tin tức, phân tích tin tức, và quyết định vấn đề nhanh và chắc.
15. Không đầu tư theo xu hướng
Rất nhiều người thấy cái gì hot thì chạy theo, mà không hề có kiến thức thực sự về đầu tư tài chính, cái có chỉ là suy nghĩ chạy theo xu hướng mù quáng để đầu cơ trục lợi.
Một doanh nhân sáng suốt có thể một thân một mình đối mặt với những biến hóa của thị trường, đầu tư cái gì do họ quyết định, mà không phải do số đông!
16. Tích lũy nguồn nhân lực
Dù là ai đi nữa, chỉ dựa vào sức lực một người không thể nào gầy dựng lên một cơ nghiệp to lớn được. Chính vì vậy, hãy lựa chọn nguồn nhân lực có lợi cho mình.
17. Học hỏi từ người giàu
Thường xuyên nghiên cứu "bí kíp làm giàu" của những người thành công nhờ vào nỗ lực tự thân mà thành. Học hỏi cái cách mà họ tư duy và hành động, đồng thời tham khảo kinh nghiệm thành công mà họ từng trải qua.
Nên nhớ, hãy ghi nhận ý tưởng, kỹ năng đầu tư của họ trong đầu và sử dụng chúng.
18. Thành không kiêu, bại không nản
Đầu tư tuyệt đối là chuyện không biết trước kết quả, bất kể bạn thành hay bại, phải luôn giữ bình tĩnh để phân tích vấn đề, sau đó đưa ra quyết định có lợi nhất cho mình.
19. Tập trung vào thị trường toàn cầu
Ngoài việc tìm kiếm cơ hội đầu tư trong nước, bạn cũng có thể lựa chọn thử thách chính mình tìm kiếm sự mới mẻ ở môi trường nước ngoài.
20. "Kiểm tra định kì" tài phú gia đình
Đây là quá trình kiểm duyệt lại mọi nguồn tiền cả thu vào và xuất ra: nguồn thu nhập, tài sản hiện có, rủi ro đầu tư, số nợ nếu có... để kiểm soát, điều chỉnh và đưa ra biện pháp giải quyết hợp lý, kịp thời.
21. Cho đi cũng là một dạng đầu tư
Trên thế giới có 2 loại người: Loại thứ nhất có thể điều khiển cho dòng tiền cá nhân lưu chuyển linh hoạt giữa các mối quan hệ rồi dùng phương thức khác quay về với mình. Loại thứ hai lại bị loại thứ nhất trong vô hình trung "bắt tiền" đi mất.
Người giàu chính là loại người đầu tiên, họ dám chi số tiền lớn để gặp mặt, để tiếp đãi, để giao tiếp với ai đó. Nhưng họ sẽ nhận được lợi nhuận cao hơn nhiều so với số tiền đã bỏ ra.
22. Bạn bè hỏi mượn tiền, chỉ giúp ngặt không giúp nghèo
Rất nhiều đôi bạn bè trở mặt với nhau chỉ vì một chữ tiền, thế nên đừng vì nghĩa khí nhất thời mà đối mặt mâu thuẫn về sau. Nếu cho mượn "lắm lần" như thế lỡ sau này không đòi được, vừa mất tiền vừa mất bạn thì biết làm sao?
23. Đừng bỏ "trứng gà" vào cùng một giỏ
Đừng cố chấp đầu tư một thứ duy nhất. Đầu tư đa dạng không chỉ có thể phân tán rủi ro còn giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn.
24. Học "tính toán tinh vi"
"Tính toán tinh vi" ý muốn đề cập đến sự nhạy cảm với số liệu tiền bạc, có năng lực tính toán tốt sẽ dễ kiểm soát tiền vốn, rủi ro và đưa ra phán đoán có lợi cho bản thân.
Theo Thiên Tuyết

Báo Dân sinh